Danh sách câu hỏi
Có 4,027 câu hỏi trên 81 trang
c) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa biên bản trên theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Biên bản đã có đủ các phần theo mẫu chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các phần đó.
- Nếu chưa, bổ sung phần còn thiếu vào chỗ trống sau:
2. Biên bản đã nêu được đúng và đủ các nội dung chính của buổi thảo luận chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các nội dung đó.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung vào vị trí thích hợp trong biên bản và ghi các nội dung cần bổ sung vào chỗ trống sau:
3. Văn bản có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?
Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa vào chỗ trống sau:
4. Dấu ngoặc kép có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không?
Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa vào chỗ trống sau:
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bản tóm tắt của mình theo các hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Bản tóm tắt đã nêu đủ ba thông tin chính chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ba thông tin đó.
- Nếu chưa, bổ sung thêm thông tin còn thiếu vào chỗ trống sau:
……………………………….
2. Ở mỗi thông tin chính, bản tóm tắt đã nêu được các thông tin cụ thể chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân và đánh dấu các thông tin cụ thể đó.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung các thông tin cụ thể trong bản tóm tắt và ghi các thông tin cần bổ sung vào chỗ trống sau:
……………………………….
3. Với mỗi thông tin cụ thể, đã có những mốc thời gian tương ứng chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các từ ngữ chỉ thời gian.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung các mốc thời gian tương ứng với các thông tin cụ thể trong bản tóm tắt và ghi các mốc thời gian vào chỗ trống sau:
……………………………….
4. Bản tóm tắt có lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp,… không?
Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa vào chỗ trống sau:
……………………………….
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô và hành trình tới châu Mỹ
Sáng sớm ngày 12-10-1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Độ bằng đường biển, nhà hàng hải Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã khám phá ra châu Mỹ. Miền đất chưa ai biết đến. Đây là một sự kiện lịch sử mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh Tây phương trên lục địa này.
(1) Có lẽ, khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Giê-hô-va (Genoa) của I-ta-li (Italy), nhưng năm 1976, ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lí lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Cô-lôm-bộ. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.
(2) Ở thế kỉ XV, châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thuỷ thủ, những nhà thám hiểm(2) đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ thực hiện mong muốn của mình.
(3) Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hoá. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất – hướng đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.
(4) Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô với niềm tin chắc chắn rằng Trái Đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng tây, vòng quanh Trái Đất. Người thuỷ thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
(5) Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ. Không từ bỏ ý định, Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu I-xa-beo-la (Isabella) I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử.
(6) Cô-lôm-bô được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Ni-na (Nina), Pin-ta (Pinta) và Xan-ta Ma-ri-a (Santa Maria). Thuỷ thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3-8-1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lon Châu Á, điển hình là Ấn Độ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho ValB học trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.
(7) Chuyến thám hiểm của Cô-lôm-bộ dài hơn dự tính và sau vài tháng lênh đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thuỷ thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cau ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thuỷ thủ đoàn là nêu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
(8) Đúng hai ngày sau, vào ngày 12-10-1492, một thuỷ thủ trên tàu Pin-ta tên là Ro-di-gâu đờ Tri-an-na (Rodrigo de Triana) đã thấy các chỉ dấu của đất liền Sau khi nhìn thấy đất liền, Cô-lôm-bộ đã đặt tên dãy đất này là Xan Xa-va-us
San Salvador). Đó chính là vùng Ba-ha-mát (Bahamas) nổi tiếng ngày Tour Những thô dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bộ gọi là người In-đi-an (India) , lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Độ. Sau đó, hòn đảo lớn 10" / Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô khám phá ra là đảo Cu-ba (Cuba) và đảo Ha-i-ti (Haiti).
(9) Tháng 3-1493, đoàn thuyền Cô-lôm-bộ trở về Tây Ban Nha, ông được triệu đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyên các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
(10) Sau chuyến đi đầu tiên, Cô-lôm-bộ còn thực hiện ba chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo An-ti-goa (Angtigua) và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng 2). Ngày 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.
(11) Tuy Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô tới được châu Mỹ do sự tình cờ, bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Cô-lôm-bô vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Cô-lôm-bô là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.
(12) Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ, một kỉ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu để khó khăn của châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số . tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản già, châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thay trong việc thiết lập văn hoá Âu châu trên vùng đất mới của ông cũng là một - đáng kể.
(13) Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Cô-lôm-bô vẫn được ngu nước Mỹ ghi nhớ hằng năm vào ngày 12-10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Cô-lôm-bô cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha
(14) Hành trình của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô là cuộc phiêu lưu thật sự của HA con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyện thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của châu Mỹ. Cô-lôm-bô là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt, thành công.
(Theo baotintuc.vn)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Văn bản thuật lại sự kiện gì?
- Văn bản cung cấp ba thông tin chính nào về sự kiện? Thông tin nào được viết dài nhất?
- Ở thông tin được viết dài nhất, người viết đưa vào những thông tin cụ thể nào? Gắn với mỗi thông tin cụ thể đó là những mốc thời gian nào?
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Tóm tắt văn bản sau đây:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
I - Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc, dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a (Italia), Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp - Mỹ và khối phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh – Pháp – Mỹ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thoả hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le (Hitler) chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 – 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp, tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
II – Những diễn biến chính
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943)
Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Ở Thái Bình Dương, trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu, ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng (đảo Ha-oai (Hawaii)). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Phi, tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới. Chiến sự diễn ra trên khắp các mặt trận: mặt trận Tây Âu, mặt trận Xô – Đức, mặt trận châu Á – Thái Bình Dương và mặt trận Bắc Phi.
Tháng 1-1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh thế giới kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8-1945)
Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (Stalingrad) đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ – Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.
Ở mặt trận Xô – Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.
Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 5-1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mỹ – Anh, quân Đức và I-ta-li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6-6-1944, liên quân Mỹ – Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin (Berlin), đếm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.
Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử) huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma (Hiroshima) và Na-ga-xa-ki (Nagasaki) - Nhật Bản, làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế.
Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
III – Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
“Kẻ gieo gió phải gặt bão” – chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
(Dựa theo Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Văn bản thuật lại sự kiện gì?
- Văn bản cung cấp ba thông tin chính nào về sự kiện? Thông tin nào được trình bày nhiều nhất?
- Ở thông tin được trình bày nhiều nhất, người viết đưa vào những thông tin cụ thể nào? Gắn với mỗi thông tin cụ thể đó là những mốc thời gian nào?
Đọc đoạn văn miêu tả sau và trả lời các câu hỏi:
Cuộc thi bắt đầu và một điều cực kì ngạc nhiên đã xảy ra. Đó là việc bạn có chiều cao khiêm tốt nhất trường, tay chân ngắn nhất trường là Ta-ka-ha-si-kun đã về nhất ở tất cả các trò. Các bạn học sinh được tham gia hầu hết các trò chơi. Thật không thể tin nổi! Ở trò “Thi cá chép”, trong khi các bạn đang bò lổm ngổm trong thân cá chép thì Takahashi-kun đã thoăn thoắt chui ra bên ngoài. Đến trò “Thi tìm mẹ”, khi các bạn mới thò được đầu qua hai bậc thang thì Ta-ka-ha-shi-kun đã chui được qua và bỏ xa hơn cả mấy mét. Kể cả ở trò chạy tiếp sức, trong khi các bạn còn đang mò mẫm leo lên từng bậc thì Ta-ka-ha-shi-kun, với đôi chân ngân tũn, leo thẳng một lèo lên bậc trên cùng, hai chân hệt như hai cái pít-tông đẩy lên đẩy xuống, sau đó lại thoăn thoắt leo xuống chẳng khác gì một cuộn phim tua nhanh. Mặc dù tất carcasc bạn đều thề là phải thắng được Ta-ka-ha-shi-kun nhưng cuối cùng giải nhất vẫn về hết tay cậu ấy. Tô-tô-chan cũng cố gắng lắm nhưng chẳng thắng được trò nào. Tô-tô-chan chỉ thắng được Ta-ka-ha-shi-kun lúc chạy bình thường thôi, còn những đoạn khác thì đành chịu thua. Ta-ka-ha-shi-kun tự hào đi lên nhận giải thưởng, hai bên cánh mũi cứ phập phà phập phồng, toàn bộ dáng điệu cũng toát lên sự vui mừng, hạnh phúc.
(Trích Tô-tô-chan bên cửa sổ, Ku-rô-y-a-na-gi Tét-xu-kô (Kuroyanagi Tetsuko), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020)
a) Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nên / không nên cho trẻ em sử dụng mạng xã hội Facebook và quan điểm của bản thân về vấn đề này chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, viết thêm những nội dung đó vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính sau đây chưa: cách hiểu về mạng xã hội Facebook, lí do vì sao nên / không nên cho trẻ em sử dụng mạng xã hội Facebook.
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi câu bổ sung vào bên lề hoặc vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
3. Phần kết bài đã khẳng định lại ý kiến của em chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống dưới đây:
……………………………………………………
4. Bài viết đã có đủ 5 từ Hán Việt chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân dưới những từ đó.
- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ Hán Việt vào vị trí nào. Sau đó, đánh dấu ở bên lề tương ứng với dòng có từ ấy và ghi rõ từ cần bổ sung vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?
Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh hoặc ghi vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về vấn đề tiết kiệm nước trong sinh hoạt và quan điểm của bản thân về vấn đề này chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính sau đây chưa: cách hiểu về tiết kiệm nước sinh hoạt, lí do vì sao phải tiết kiệm nước trong sinh hoạt, lí do vì sao phải tiết kiệm nước trong sinh hoạt và những cách thức có thể tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
3. Phần kết bài đã chốt lại điều đáng nhớ và bài học từ việc tiết kiệm nước sinh hoạt chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.
- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống dưới đây:
……………………………………………………
4. Bài viết đã có đủ 5 từ Hán Việt chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân dưới những từ đó.
- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ Hán Việt vào vị trí nào. Sau đó, đánh dấu ở bên lề tương ứng với dòng có từ ấy và ghi rõ từ cần bổ sung vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?
Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh hoặc ghi vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
Cho ngữ liệu sau:
(1) Mặc dù nước chiếm ¾ diện tích Trái Đất nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số nước đó là nước có thể sử dụng được mà thôi.
(2) Trên thực tế, việc khai thác nước quá mức và xả nước thải “vô tội vạ” ra môi trường đã làn cho kết cấu lớp vỏ Trái Đất – vốn chỉ cấu tạo từ những vật chất vụn như silicat và manti – trở nên xốp và yếu đi, dẫn đến hệ quả tất yếu về những tai nạn như hố sụt tử thần, nặng hơn là lở đất và thậm chí là động đất.
(3) Thiếu nước, con người từng có ý định “kéo” nước từ vùng cực về để sử dụng. Ước tính, chi phí để kéo 100 triệu tấn băng đá về Méc-ca sẽ rơi vào khoảng 100 triệu đô la Mỹ (khoảng 2100 tỉ đồng Việt Nam theo tỉ giá hiện tại) và chuyến đi sẽ mất tầm tám tháng.
(4) Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 15 giây trên thế giới lại có một trường hợp tử vong ở trẻ em do các bệnh liên quan đến thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh.
(5) Mỗi ngày trên thế giới có tới 4000 trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh không bảo đảm. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới cần được cung cấp nước sạch và những điều kiện vệ sinh tối thiểu với chi phí lên tới chục đô la Mỹ.
(6) Vào thời điểm này, ước tính trung bình có khoảng 40% dân số trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, đặc biệt là khu vực châu Phi.
(7) Dự đoán, Trái Đất sẽ “chết khát” vào năm 2030.
(Dựa theo Những sự thật khiến bạn thay đổi cách nghĩ về việc sử dụng nước, khoa học.tv)
a) Trong ngữ liệu trên, đâu là lí lẽ, đâu là bằng chứng?
Tìm và nêu cách sửa các lỗi sai trong đoạn văn sau:
“Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, em ấn tượng nhất với đoạn thơ: “Chú bé loắt choắt … Nhảy trên đường vàng”. Ở đoạn thơ này, tác giả đã tập trung tả tính cách của chú bé Lượm qua trang phục, hình dáng, cử chỉ, hành động và lời nói. Có thể nói, nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của đoạn thơ là việc sử dụng các từ ghép “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”. Những từ ghép này cho thấy sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp nhân hóa: “Như cn chim chích / Nhảy trên đường vàng”. Biện pháp tu từ này đã diễn tả được sự nhanh nhẹn, hoạt bát của người liên lạc nhỏ. Qua đó, tác giả thể hiện sự yêu mến, thích thú của mình trước vẻ hồn nhiên, yêu đời của Lượm và giúp cho hình ảnh ấy in đậm mãi trong lòng người đọc bao thế hệ đã qua”.
Những chỗ sai
Cách sửa
- Ví dụ: “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì chống thực dân Pháp.
(Sai về đề tài của bài thơ)
- …………………………………….
- …………………………………….
- “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người thiếu niên dũng cảm trong thời kì chống thực dân Pháp.
(Thay đề tài “người lính” thành “người thiếu niên dũng cảm)
- …………………………………….
- …………………………………….
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa đoạn văn của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Phần mở đoạn đã giới thiệu khổ thơ mà em yêu thích nhất chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, viết thêm vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
2. Phần thân đoạn đã chỉ rõ các nội dung sau hay chưa?
(1) Khổ thơ đó kể về ai / cái gì?
(2) Nhân vật đó được miêu tả qua những yếu tố nào?
(3) Cách kể và miêu tả của tác giả có gì đặc sắc?
(4) Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì về nhân vật ấy?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân và đánh dấu các ý đó (các ý được đánh dấu như ở cột trái).
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
3. Phần kết đọan đã nêu khái quát cảm nghĩ của bản thân về khổ thơ chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau.
……………………………………………………
4. Đoạn văn có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?
Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh bài viết hoặc vào chỗ trống sau:
……………………………………………………
5. Bài văn có đã sử dụng biện háp tu từ hoán dụ không?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân biện pháp hoán dụ.
- Nếu không, hãy viết bổ sung một câu văn, trong đó có sử dụng biện pháp hoán dụ vào chỗ trống sau:
…………………………………………………….