Danh sách câu hỏi
Có 4,027 câu hỏi trên 81 trang
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phần mở bài: Mở bài thường nêu lên bối cảnh của câu chuyện. Em hãy viết tiếp phần mở bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:
Đó là một ngày tháng Năm đỏ rực trời hoa phượng. Tại nơi này, dưới mái trường Tiểu học Kim Đồng, sẽ còn đọng lại mãi trong tôi một câu chuyện…………………
- Viết đoạn nêu các lí do vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ. Nêu lí do tức trả lời câu hỏi vì sao câu chuyện ấy, kỉ niệm ấy lại khiến bố, mẹ, thầy, cô buồn hoặc vui. Em hãy viết tiếp đoạn văn nêu các lí do của đề văn trên với câu mở đầu.
Sở dĩ câu chuyện ấy khiến bố, mẹ (hoặc thầy, cô) tôi buồn (hoặc vui) vì nhiều lí do. Thứ nhất, tôi đã………………………………………………………………………
- Viết phần kết bài: Kết bài thường nêu lên cảm nghĩ của người viết về câu chuyện, kỉ niệm đã kể lại. Em hãy viết tiếp phần kết bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:
Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, nhưng tôi không bao giờ quên được câu chuyện ấy. Nó như một kỉ niệm……………………………………………………
Ở đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn Nguyên Hồng đã kể về kỉ niệm khi gặp lại mẹ sau một thời gian xa cách. Tuy nhiên, các đoạn văn trong đó đã bị đảo lộn. Em hãy sắp xếp lại để có một đoạn trích như tác giả đã viết:
(1) Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
(2) Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
(3) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
(4) Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tổi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
(5) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
- Thứ tự đúng: ………………………………………………………………………
Viết một bài thơ lục bát (ngắn, dài tùy ý) về một người mà em yêu mến.
- Em muốn viết bài thơ về ai (cha, mẹ, ông, bà hay thầy, cô, bạn bè,…)?
- Những điều em ấn tượng về người đó là gì (tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, hành động,…)?
- Viết bài thơ:
+ Bắt đầu bằng hình ảnh của người em muốn viết (ví dụ: Bàn tay mẹ chắn mưa sa – Bình Nguyên) hoặc hành động, suy nghĩ, tình cảm em dành cho người ấy (ví dụ: Con về thăm mẹ chiều đông – Đinh Nam Khương),…
+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện hình ảnh mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em về người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,…
+ Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài thơ lục bát của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Nội dung chỉnh sửa (Nếu có)
1. Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc của thơ lục bát chưa? Có mắc lỗi chính tả không?
2. Bài thơ có tập trung thể hiện về người em chọn viết và tình cảm của em với người đó không?
3. Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?
Tìm và nêu cách sửa lỗi sai trong đoạn văn sau:
Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng như thế. Truyền thuyết kể lại rằng. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già vẫn chưa có một mụn con. Một hôm bà ra đồng, chông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Điều kì lạ nữa là cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó khiến hai vợ chồng vừa buồn, vừa lo…
Những chỗ sai
Cách sửa
- Ví dụ: Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những tiểu thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.
(Sai về dấu câu, câu đầu chưa đủ thành phần chính)
- ……………………………………….
…………………………………………
- ……………………………………….
…………………………………………
- Từ thuở còn thơ bé, tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.
(Thay dấu chấm bằng dấu phẩy)
-…………………………………........
……………………………………......
- ……………………………………….
……………………………………......
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyện cổ tích Sọ Dừa và lí do kể lại chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.
- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
4. Bài viết đã sử dụng 3 từ ghép và 3 từ láy chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân những từ đó.
- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung.
……………………………………………………
5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết.
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hãy kể lại truyện cổ tích sau:
Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Theo Nguyễn Đổng Chi và Trương Chính
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Truyện kể về những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?
- Khi kể lại chuyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?
- Cảm nghĩ của em sau khi đọc chuyện là gì?
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá
Gợi ý chỉnh sửa bài viết
1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và lí do kể lại chưa?
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.
- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.
- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.
- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây.
……………………………………………………
4. Bài viết đã sử dụng 5 từ ghép và 3 từ láy chưa?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch dưới những từ đó.
- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung.
……………………………………………………
5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết.
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Hãy kể lại truyện truyền thuyết sau:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con mộtngười chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn(2). Một người ở vùng núi Tản Viên(3) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu(4) vào bàn bạc. Xong, vua phán(5):
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ(6) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu(7) hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nếp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao(8), mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng(9). Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
Theo Huỳnh Lý
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao em muốn kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- Truyện kể về những nhân vật nào?
- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?
- Khi kể lại truyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?
- Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện là gì?