Câu hỏi:
11/07/2024 2,235Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ nào? Nêu hiểu biết của em về câu tục ngữ đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến câu tục ngữ: “Kiến tha lâu đầy tổ”.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: “Kiến tha lâu đầy tổ”:
+ Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ.
+ Nghĩa bóng (lời khuyên): Nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu 4 việc làm, biểu hiện về siêng năng, kiên trì và 4 việc làm, biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.
|
Siêng năng, kiên trì |
Trái với siêng năng, kiên trì |
Trong học tập |
|
|
Trong lao động |
|
|
Câu 2:
Tự liên hệ bản thân em đã có hành vi, việc làm nào thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì?
Câu 3:
Hãy kể về một tấm gương có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập mà em biết. Em đã học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Câu 4:
c) Theo em, vì sao cần phải siêng năng, kiên trì trong học tập?
Câu 5:
Đọc câu chuyện
CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ BỊ MẤT TÍCH
Một người nông dân bị mất chiếc đồng hồ. Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ để xem giờ bình thường mà nó là món quà mà người vợ quá cố đã dành tặng ông, nên có ảnh hưởng rất nhiều với ông về giá trị tình cảm. Ông nhớ ra mình chỉ đi loanh quanh kho thóc. Ông đã tìm kiếm rất lâu nhưng vẫn không thấy.
Sau một thời gian dài ông đi tìm nhưng không thấy, người nông dân đã nhờ đến sự trợ giúp của những cậu bé, cô bé đang chơi ở bên ngoài. Ông hứa với bọn chúng sẽ thưởng cho ai tìm được chiếc đồng hồ.
Bọn trẻ nhanh chóng chạy tìm đồng hồ xung quanh kho thóc, có đứa tìm cả bên ngoài nhưng vẫn không thể nào tìm thấy được. Ông thất vọng từ bỏ và đề nghị không tìm kiếm nữa. Đúng lúc đó, có một bé trai chay đến và xin ông thêm cơ hội để tìm lần nữa. Người nông dân nhìn đứa trẻ khá chân thành nên ông đã đồng ý. Một lúc sau, cậu bé chạy ra và cầm trên tay chiếc đồng hồ mất tích của ông.
Người nông dân rất vui mừng và hạnh phúc. Ông băn khoăn không hiểu vì sao cậu bé lại không từ bỏ và đã tìm thấy chiếc đồng hồ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ vì tìm mãi không thấy. Cậu bé trả lời: “Cháu đã không làm gì cả, chỉ ngồi im để bắt đầu lắng nghe. Trong thời gian im lặng đó, cháu đã nghe thấy tiếng kim giờ, kim phút, kim giây chạy. Từ đó, cháu lần theo tiếng đồng hồ và đã tìm ra nó.” Câu trả lời của cậu bé đã khiến người nông dân nhận ra được nhiều điều.
a) Vì sao câu bé trong câu chuyện đã không từ bỏ và tìm thấy chiếc đồng hồ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ khi tìm mãi không thấy?
Câu 6:
Có ý kiến cho rằng “Những người thông minh bẩm sinh thì không cần siêng năng, kiên trì cũng vẫn học giỏi”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
về câu hỏi!