Câu hỏi:

13/07/2024 2,069

Cho hình bình hành ABCD có AB > BC. Đướng phân giác của góc D cắt AB tại M, đường phân giác của góc B cắt CD tại N
a) Chứng minh AM = CN
b) Chứng minh tứ giác BMDN là hình bình hành.
c) Gọi H,K lần lượt là hình chiếu M và N trên BN và DM. Tứ giác MHNK là hình gì? Vì sao?
d) Chứng minh ba đường thẳng AC, MN, KH đồng quy.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải

Media VietJack

a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD

Suy ra \(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {M{\rm{D}}C}\) (Hai góc so le trong) và AB = CD, AD = BC     (1)

Vì DM là tia phân giác của góc ADC \(\widehat {ADM} = \widehat {MDC} = \frac{1}{2}\widehat {CDA}\)

Suy ra \(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {M{\rm{DA}}}\)

Do đó tam giác ADM cân tại A

Suy ra AM = AD (tính chất)                           (2)

Vì BN là tia phân giác của góc ABC \(\widehat {ABN} = \widehat {NBC} = \frac{1}{2}\widehat {ABC}\)

ABCD là hình bình hành nên AB // CD nên \(\widehat {ABN} = \widehat {BNC}\) (Hai góc so le trong)

Suy ra \(\widehat {CBN} = \widehat {BNC}\)

Do đó tam giác BCN cân tại C

Suy ra CN = CB (tính chất)                  (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AM = CN           

Vậy AM = CN           

b) Ta có:

AB = AM + MB

CD = CN + ND

Mà AB = CD, AM = CN (chứng minh câu a)

Suy ra MB = ND

Tứ giác DMBN có:

MB = ND (chứng minh trên)

MB // ND (vì AB // CD)

Suy ra DMBN là hình bình hành

Vậy DMBN là hình bình hành.

c) Vì DMBN là hình bình hành nên DM // BN, DM = BN

Ta có DM // BN, NK DM

Nên NK BN (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Suy ra \(\widehat {KNH} = 90^\circ \)

Vì DM // BN, MH BN

Nên DM MH (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Suy ra \(\widehat {HMK} = 90^\circ \)

Vì H,K lần lượt là hình chiếu M và N trên BN và DM

Nên \(\widehat {MKN} = 90^\circ ,\widehat {MHN} = 90^\circ \)

Xét tứ giác MHNK có

\(\widehat {MKN} = 90^\circ ,\widehat {MHN} = 90^\circ \), \(\widehat {KNH} = 90^\circ \), \(\widehat {HMK} = 90^\circ \) (chứng minh trên)

Suy ra MHNK là hình chữ nhật

Vậy MHNK là hình chữ nhật.

d)Vì ABCD là hình bình hành nên AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Gọi O là trung điểm của AC                (*)

Suy ra O là trung điểm của BD

Vì DMBN là hình bình hành nên MN và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Mà O là trung điểm của BD

Suy ra O là trung điểm của MN           (**)

Vì MHNK là hình chữ nhật nên MN và HK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Mà O là trung điểm của MN

Suy ra O là trung điểm của HK            (***)

Từ (*), (**) và (***) suy ra ba đường thẳng AC, MN, KH đồng quy tại điểm O

Vậy ba đường thẳng AC, MN, KH đồng quy.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ∆ABH và ∆CBA có:

\(\widehat {BHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)

\(\widehat {ABC}\) chung.

Do đó  (g.g)

Suy ra \(\frac{{AB}}{{CB}} = \frac{{BH}}{{BA}}\) (tỉ số đồng dạng)

Do đó AB2 = BH . BC.

b) Vì tam giác AHC vuông tại H nên  \(\widehat {HCA} + \widehat {HAC} = 90^\circ \)(trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

\(\widehat {BAH} + \widehat {HAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)

Xét ∆AHB và ∆CHA có:

\(\widehat {BHA} = \widehat {AHC} = 90^\circ \)

\(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)(chứng minh trên)

Do đó  (g.g)

Suy ra \(\frac{{AH}}{{CH}} = \frac{{BH}}{{AH}}\) (tỉ số đồng dạng)

Do đó AH2 = BH . CH.

c) Ta có \[{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}AH.BC\]

Suy ra AB . AC = AH . BC.

d) Xét ∆CAH và ∆CBA có:

\(\widehat {CHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \).

\(\widehat {ACB}\) chung.

Do đó  (g.g)

Suy ra \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{HC}}{{AC}}\) (tỉ số đồng dạng)

Do đó AC2 = CH . BC.

Lời giải

Lời giải

Ta có n(Ω) = \({\rm{C}}_{12}^3\) = 220

a) Gọi biến cố A: “ trong 3 bóng lấy ra có ít nhất 2 bóng tốt ”

+) Trong 3 bóng có 2 bóng tốt, 1 bóng không tốt: \({\rm{C}}_5^1.{\rm{C}}_7^2\)

+) Trong 3 bóng có 3 bóng tốt: \({\rm{C}}_7^3\)

Suy ra n(A) = \({\rm{C}}_5^1.{\rm{C}}_7^2\) + \({\rm{C}}_7^3\) = 140

Vậy xác suất để lấy được ít nhất 2 bóng tốt là \(P\left( A \right) = \frac{{140}}{{220}} = \frac{7}{{11}}\).

b) Gọi biến cố B: “ trong 3 bóng lấy ra có ít nhất 1 bóng tốt ”

Gọi \(\overline {\rm{B}} \) là biến có đối của biến cố B: “ trong 3 bóng lấy ra đều là bóng không tốt ”

Nên \({\rm{n}}\left( {\overline B } \right){\rm{ = }}\,{\rm{C}}_5^3 = 10\)

Suy ra \(P\left( {\overline B } \right) = \frac{{10}}{{220}} = \frac{1}{{22}}\).

Vậy xác suất để lấy được ít nhất 1 bóng tốt là: \(P\left( B \right) = 1 - P\left( {\overline B } \right) = 1 - \frac{1}{{22}} = \frac{{21}}{{22}}\).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP