Câu hỏi:
07/06/2023 1,127Cho đường tròn (O; 4 cm), đường kính AB. Lấy điểm H thuộc đoạn AO sao cho OH = 1 cm. Kẻ dây cung DC vuông góc với AB tại H.
a) Chứng minh △ABC vuông và tính độ dài AC.
b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại E. Chứng minh tam giác CBE cân và \(\frac{{EC}}{{DH}} = \frac{{EA}}{{DB}}\).
c) Gọi I là trung điểm của EA; đoạn IB cắt (O) tại Q. Chứng minh CI là tiếp tuyến của (O) và từ đó suy ra \(\widehat {ICQ} = \widehat {CBI}\).
d) Tiếp tuyến tại B của (O) cắt IC tại F. Chứng minh ba đường thẳng IB, HC, AF đồng quy.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) ΔABC nội tiếp đường tròn đường kính AB
Suy ra: ΔABC vuông tại C.
⇒ AC2 = AH.AB = (R – OH) . 2R = (4 – 1) . 2 . 4 = 24
⇔ AC = \(2\sqrt 6 \)(cm)
b) Xét tam giác vuông OHC và tam giác vuông OHD có:
Chung OH
OC = OD
Suy ra: ∆OHC = ∆OHD (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒ HC = HD
⇒ BH là là trung tuyến của ΔBCD mà BH cũng là đường cao
⇒ ΔBCD cân tại B
Ta có: AC ⊥ CB ⇒ ΔCAE vuông tại C
CD ⊥ AB ⇒ ΔHBC vuông tại H
Mà \(\widehat {CBH} = \widehat {EAC}\)(cùng phụ với \(\widehat {CAB}\))
Xét ∆CAE và ∆HBC có:
\(\widehat {ECA} = \widehat {CHB}\)= 90°
\(\widehat {EAC} = \widehat {CBH}\)(cùng bằng \(\frac{1}{2}\)cung AC)
Suy ra: ∆CAE ~ ∆HBC (g.g)
Suy ra: \(\frac{{AE}}{{BC}} = \frac{{EC}}{{HC}}\)
Mà ΔBCD cân tại B, BH là trung tuyến
⇒ BC = BD và HC = DH
Vậy \(\frac{{AE}}{{BD}} = \frac{{EC}}{{DH}}\).
c) ΔAOC cân tại O ⇒ \(\widehat {OAC} = \widehat {OCA}\)
mà \(\widehat {OAC} = \widehat {CEI}\) (cùng phụ với \(\widehat {EAC}\))
⇒ \(\widehat {OCA} = \widehat {CEI}\)
ΔACE vuông tại C có CI là trung tuyến ứng với cạnh huyền
⇒ CI = IE ⇒ ΔCIE cân tại I
⇒ \(\widehat {ICE} = \widehat {CEI}\)
⇒ \(\widehat {ICE} = \widehat {OCA}\)
Lại có \(\widehat {ICE} + \widehat {ICA}\)= 90°
⇒ \(\widehat {ICA} + \widehat {OCA}\)= 90°
⇒ \(\widehat {OCI}\)= 90°
⇒ CI là tiếp tuyến của (O)
⇒ \[\widehat {ICQ} = \widehat {CBI}\]= 90° (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng góc nội tiếp chắn cung đó)
d, Gọi G = IB ∩ HC
Ta có: CG // BF (cùng ⊥ AB)
\(\frac{{IC}}{{CF}} = \frac{{IG}}{{GB}}\)
Suy ra: \(\frac{{IA}}{{CF}} = \frac{{IG}}{{GB}}\)
AI // BF (cùng ⊥ AB)
⇒ \[\widehat {AIG} = \widehat {GBF}\]
Xét tam giác IAG và tam giác GBF có:
\[\widehat {AIG} = \widehat {GBF}\]
\(\frac{{IA}}{{CF}} = \frac{{IG}}{{GB}}\)
⇒ ΔAIG ᔕ ΔFBG (c.g.c)
⇒\[\widehat {IGA} = \widehat {BGF}\]
⇒ A, G, F thẳng hàng
⇒ 3 đường thẳng IB, HC, AF đồng quy tại G.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một người dự định đi bộ quãng đường với vận tốc 5km/h nhưng khi đi được nửa đường thì nhờ được bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi người ấy đi hết toàn bộ quãng đường trong bao lâu ?
Câu 2:
Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu chiều rộng tăng thêm 5 m, chiều dài tăng thêm 3m thì diện tích tăng 195 m2. Tính kích thước của mảnh đất?
Câu 4:
Một đội công nhân có 63 người nhận sửa xong một quãng đường trong 11 ngày. Hỏi muốn làm xong quãng đường đó trong 7 ngày thì cần thêm bao nhiêu người nữa ? (Mức làm của mỗi người như nhau).
Câu 5:
Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết số đó chia cho tổng các chữ số của nó thu được 7 dư 6.
Câu 6:
Cho tam giác ABC thỏa mãn a4 = b4 + c4. Chứng minh rằng:
2sin2A = tan B.tan CCâu 7:
Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. Kẻ DE và CF cùng vuông góc với đường thẳng AB ở E và F.
a) Chứng minh: A là trung điểm của EF.
b) Chứng minh: DF // CE.
về câu hỏi!