Câu hỏi:
07/08/2023 1,207Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là "tiếng lai". Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là "sành điệu".... Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2008)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn trích nằm ở câu đầu tiên: "Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh."
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn trích, cần làm gì để có thể hiểu sâu ngoại ngữ?
Lời giải của GV VietJack
Thông tin nằm ở câu: "Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt".
Câu 3:
Theo đoạn trích trên, nên sử dụng từ mượn nước ngoài khi nào?
Lời giải của GV VietJack
Thông tin nằm ở câu: "trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết".
Câu 4:
Theo đoạn trích, tại sao nhiều người lại sính dùng tiếng lai?
Lời giải của GV VietJack
Thông tin nằm ở câu: "đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là "sành điệu".
Câu 5:
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Lời giải của GV VietJack
Đoạn trích trên bàn về một vấn đề trong xã hội, đó là việc lạm dụng chêm xen tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt. Tác giả đưa ra chủ điểm cùng các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh. Vì vậy, đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu 6:
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" tuyệt hay, nó khuyên nhủ con người phải rèn luyện bản lĩnh, trau dồi tính kiên trì, nhẫn nại.
Lời giải của GV VietJack
Lỗi dùng từ sáo rống: "tuyệt hay" là từ sáo rỗng không diễn tả đúng nghĩa, tình cảm của người nói, làm cho câu văn trở nên hời hợt, mờ nhạt, thiếu sáng tạo.), thay thế "tuyệt hay" = "rất sâu sắc".
Câu 7:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Trong đời sống văn học, nếu tác giả là người sáng tạo văn học thì tác phẩm là phương tiện truyền thông của văn học và người đọc là chủ thể tiếp nhận văn học.
Lời giải của GV VietJack
Lỗi dùng từ sáo rống: "tuyệt hay" là từ sáo rỗng không diễn tả đúng nghĩa, tình cảm của người nói, làm cho câu văn trở nên hời hợt, mờ nhạt, thiếu sáng tạo.), thay thế "tuyệt hay" = "rất sâu sắc".
Câu 8:
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Con người thơ Tú Xương muốn đúng đắn mà đời sống lại thành ra lưu đãng hão huyền.
Lời giải của GV VietJack
Nói đến phẩm chất, phong cách của con người phải sử dụng từ "đứng đắn".
Câu 9:
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Hành động nhanh trí và dũng cảm cứu cháu bé rơi từ tầng 12A của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đang trở thành câu chuyện truyền cảm hứng được tuyên truyền mạnh mẽ trong cộng đồng.
Lời giải của GV VietJack
Lỗi logic: thay tuyên truyền = lan tỏa/ lan truyền.
Câu 10:
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn bùng cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt.
Lời giải của GV VietJack
Lỗi dùng từ chưa hợp lí, từ "bùng phát" thể hiện sự phát sinh, phát triển lên một cách mạnh mẽ không phù hợp với việc phát triển và duy trì truyền thống hiếu học của dân tộc, thay thế bằng từ "rực cháy".
Câu 11:
Tác phẩm nào KHÔNG cùng nhóm với các tác phẩm còn lại?
Lời giải của GV VietJack
- Mùa lá rụng trong vườn là tiểu thuyết, các tác phẩm còn lại thuộc thể loại truyện ngắn.
Câu 12:
Tác giả nào KHÔNG thuộc trào lưu văn học lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945?
Lời giải của GV VietJack
- Nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Câu 13:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Lời giải của GV VietJack
- Từ "điều lệ" mang nét nghĩa chỉ những quy tắc, quy định, các từ "điều nhiệt, điều chỉnh, điều chuyển" mang nét nghĩa di chuyển, thay đổi, chỉnh sửa lại.
Câu 14:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Lời giải của GV VietJack
- Các từ "lây nhiễm, lây truyền, lây lan" mang nghĩa truyền từ nơi này sang nơi khác là các động từ, từ "lây nhây" chỉ sự kéo dài, dai dẳng mãi không chịu dứt là tính từ
Câu 15:
Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Lời giải của GV VietJack
"Lênh đênh", "lẻo khoẻo", "lấp lánh" là các từ tượng hình, "líu lo" là từ tượng thanh.
Câu 16:
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
……………… văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
Lời giải của GV VietJack
Cách tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa được gọi là kết cấu văn bản.
- Bố cục văn bảnlà cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.
- Hình thức văn bản là giấy tờ chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp lý, các thông tin có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước thì các loại giấy tờ như: thư từ, điện báo, điện tín, fax được coi là hình thức văn bản.
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
Câu 17:
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm …………………….. của Thạch Lam đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng.
Lời giải của GV VietJack
Với những kiếp người sống cơ cực, tình cảm dành cho họ là niềm xót thương.
Câu 18:
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ …………………, dòng Môn – Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường.
Lời giải của GV VietJack
Tiếng Việt là một ngôn ngữ họ Nam Á, thuộc ngành Môn-Khmer, tiểu chi Việt-Chứt.
Câu 19:
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Một số loại thực phẩm giúp …………. tâm trạng thông qua việc cung cấp chất dinh dưỡng và thúc đẩy các chất khiến não cảm thấy tốt hơn.
Lời giải của GV VietJack
Các loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng từ tiêu cực thành tích cực, tác động lên não bộ. Các từ biến đổi, ổn định, duy trì không phù hợp với ngữ cảnh.
Câu 20:
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Phát triển trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hình thành hai bộ phận: ……………… và ………………….
Lời giải của GV VietJack
Vì chịu sự chi phối của một nước thuộc địa nên văn học cũng chịu sự kiểm soát của nước thuộc địa, vì vậy chia làm hai bộ phận công khai và không công khai.
Câu 21:
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
………..…. là sáng tạo độc đáo của nhà văn. Chính vì thế, …. sẽ không bao giờ là con người thật ở ngoài đời, kể cả đó là những "nguyên mẫu". Xét cho đến cùng, khi nhà văn xây dựng lên ……….. giống như một cỗ xe nhằm để chuyển tải những tư tưởng, ý tưởng của nhà văn đến với người đọc, tiếng nói của nhân vật cũng chính là tiếng nói của nhà văn với thời cuộc.
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào ngữ cảnh và nhận định đằng sau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G1,G2 lần lượt là trọng tâm của và . Khi đó
Câu 4:
Cho hình trụ có chiều cao bằng 6a. Biết rằng khi cắt hình trụ đã cho bời một mặt phẳng song song với trục và cách trục một khoàng bằng 3a, thiết diện thu được là một hình vuông. Thể tích của khối trục được giới hạn bời hình trụ đã cho bằng . Tính m.
Câu 5:
Nội dung nào trong trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã khắc phục được một trong những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
Câu 6:
Biểu đồ dưới đây mô tả kết quả kinh doanh về doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế (LNST) của FPT giai đoạn 2010 – 2020.
Lợi nhuận sau thuế của năm 2020 so với năm 2010 tăng bao nhiêu tỉ đồng?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Định luật khúc xạ ánh sáng
về câu hỏi!