Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 11)

653 lượt thi 150 câu hỏi 60 phút

Text 1:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

(Xây dựng bản lĩnh cá nhân – Tuoitre.vn)

Text 2:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

 (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)

Text 3:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:  

Một số nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ sinh học giữa thứ tự sinh với tính cách và hành vi của một con người. Tuy nhiên, nhà tâm lí học Alfred Adler, người tiên phong trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thứ tự sinh và tính cách, lại cho rằng thứ tự sinh và tính cách của con người không hề có một mối liên hệ sinh học nào, chính cách ứng xử của các bậc cha mẹ đối với những đứa con ở các thứ tự sinh mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lí và tính cách của chúng.  

Alfred Adler phân thứ tự sinh thành bốn loại: con đầu lòng, con thứ hai và / hoặc con giữa, con cuối và con một.  

Ông đã làm một cuộc khảo sát tại một trường đại học dựa trên số sinh viên đạt học bổng và kết quả khảo sát cho thấy số sinh viên đạt học bổng là con đầu bằng tổng số sinh viên là con thứ và con út cộng lại. Ông cũng chỉ ra rằng những người là con đầu lòng được cho là có trách nhiệm và quyết đoán hơn những người sinh ra ở các vị trí thứ tự khác và thường có xu hướng vươn lên vị trí lãnh đạo nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người con đầu lòng cũng có xu hướng chịu nhiều căng thẳng, áp lực hơn những đứa em của họ.

Con thứ hai và / hoặc con giữa lại có những đặc điểm khác biệt rõ rệt so với con đầu lòng. Họ có xu hướng cảm thấy thua kém anh, chị hoặc em mình và họ thườngchọn lựa những lĩnh vực khác biệt hoàn toàn so với những lĩnh vực mà anh chị em của họ đã lựa chọn. Họ thường tin tưởng, chấp nhận và tập trung vào người khác hơn những người con đầu lòng. Họ cũng thường đạt được nhiều thành công trong các môn thể thao đồng đội hơn so với những người là con đầu hoặc con một. Ngược lại, những người là con đầu hoặc con một lại thường nổi trội hơn trong các môn thể thao cá nhân.  

Con út là người con thường được bố mẹ chiều chuộng, anh chị nhường nhịn. Do đó sự cạnh tranh của họ thường kém hơn so với các anh chị lớn tuổi và họ có xu hướng tham gia vào các trò chơi ít cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt xã hội, họ lại là những người có sự tự tin cao nhất.  

Con một là những người có cả một số đặc điểm tính cách của con đầu và một số đặc điểm của con út. Những người con một thường có sự tự tin cao giống con út, thiên về thành tích giống con đầu và có nhiều khả năng đạt được thành công trong học tập hơn những người con thứ. Tuy nhiên, con một lại hay gặp phải những khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ thân thiết và có nhu cầu gắn kết thấp hơn những đứa trẻ khác. 

Text 4:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:  

Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là "tiếng lai". Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là "sành điệu".... Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt.

(Theo Bài tập Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2008)

Text 5:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:  

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 – 1 - 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.  

Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:  

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.  - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 – 1 – 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.  

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.  

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.  

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lương hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).  

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.  

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.  

Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2 – 3 – 1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.  

Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.  

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187). 

Danh sách câu hỏi:

Câu 5:

Tập nghiệm (x;y) của hệ phương trình x+y=2x3+y3=56

Xem đáp án

Câu 51:

Text 1

Theo đoạn trích, "bản lĩnh đúng nghĩa" có được khi nào?

Xem đáp án

Câu 52:

Text 1

Từ "tài sản" được in đậm trong đoạn trích trên có thể hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 53:

Text 1

Nội dung nào dưới đây KHÔNG được đề cập đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Câu 55:

Text 1

Chủ đề chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 56:

Text 2

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 2

Theo đoạn trích, con sông Đà được ví với điều gì?  

Xem đáp án

Câu 60:

Text 2

Điểm nhìn của tác giả khi miêu tả về sông Đà ở đâu? 

Xem đáp án

Câu 61:

Text 3

Nhận định nào dưới đây nói đúng về Alfred Adler?

Xem đáp án

Câu 62:

Text 3

Theo đoạn trích trên, đâu là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lí và tính cách của những đứa con?  

Xem đáp án

Câu 63:

Text 3

Dựa vào đoạn trích trên, nhận định nào dưới đây nói đúng về người con đầu lòng? 

Xem đáp án

Câu 64:

Text 3

Dựa vào đoạn trích trên, nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng? 

Xem đáp án

Câu 66:

Text 4

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 67:

Text 4

Theo đoạn trích, cần làm gì để có thể hiểu sâu ngoại ngữ? 

Xem đáp án

Câu 68:

Text 4

Theo đoạn trích trên, nên sử dụng từ mượn nước ngoài khi nào? 

Xem đáp án

Câu 69:

Text 4

Theo đoạn trích, tại sao nhiều người lại sính dùng tiếng lai? 

Xem đáp án

Câu 76:

Text 4

Tác phẩm nào KHÔNG cùng nhóm với các tác phẩm còn lại?

Xem đáp án

Câu 77:

Text 4

Tác giả nào KHÔNG thuộc trào lưu văn học lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945?  

Xem đáp án

Câu 92:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:  

Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!  

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!  

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!  

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

(Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

Câu nói "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn." của hồn Trương Ba trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?  

Xem đáp án

Câu 93:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:  

                                               Của ong bướm này đây tuần tháng mật;  

                                               Này đây hoa của đồng nội xanh rì;  

                                               Này đây lá của cành tơ phơ phất;  

                                               Của yến anh này đây khúc tình si.  

                                               Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;  

                                               Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;  

                                               Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;  

                                               Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:  

                                               Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

                                                                       (Vội vàng – Xuân Diệu)

Bức tranh thiên nhiên trong trong đoạn trích trên có vẻ đẹp như thế nào?  

Xem đáp án

Câu 98:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:  

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.  

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích là gì?  

Xem đáp án

Câu 99:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:  

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

(Những bài phát biểu nổi tiếng –Steve Jobs)

Từ "tình yêu" được in đậm, trong đoạn trích trê) có nghĩa là gì? 

Xem đáp án

Câu 100:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:  

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 –

Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai"?  

Xem đáp án

Câu 101:

Trong giai đoạn 1893 - 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là  

Xem đáp án

Câu 105:

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 có sự tham gia của đại biểu các tổ chức cộng sản nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 106:

Một đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam là 

Xem đáp án

Câu 107:

Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Câu 108:

Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, Nava cho tập trung quân đông nhất ở khu vực nào? 

Xem đáp án

Câu 109:

Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968?

Xem đáp án

Câu 110:

Text 5

Nội dung nào trong trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã khắc phục được một trong những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? 

Xem đáp án

Câu 111:

Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?  

Xem đáp án

Câu 112:

Khí hậu Đông Nam Á biển đảo chủ yếu là  

Xem đáp án

Câu 113:

Ở nước ta, rừng không được phân chia thành

Xem đáp án

Câu 114:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua yếu tố nào ? 

Xem đáp án

Câu 116:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? (ảnh 1)

(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 117:

Nguyên nhân vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp là do

Xem đáp án

Câu 118:

Một trong những di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là

Xem đáp án

Câu 119:

So với nhiều nước Đông Nam Á ở cùng vĩ độ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể trồng được các loại rau quả có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới, nhờ

Xem đáp án

Câu 120:

Giải pháp nào sau đây phù hợp với việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long

Xem đáp án

Câu 131:

Bốn hiđrocacbon T1,T2,T3,T4  mạch hở thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau, có công thức phân tử lần lượt là C3H8,C2H4,C3H4,C4H6 trong đó T4 có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo tương ứng của các chất T1,T2,T3,T4 là

Xem đáp án

Câu 135:

Phương trình phàn ứng hoá học nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Câu 138:

Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?

Xem đáp án

Câu 139:

Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:

CO(k)+H2O(k)CO2(k)+H2(k);ΔH<0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

Xem đáp án

Câu 141:

Thoát hơi nước qua lá trưởng thành chủ yếu bằng con đường

Xem đáp án

Câu 142:

Hoocmôn thực vật là

Xem đáp án

Câu 143:

Chọn phương án trả lời đúng

Xem đáp án

Câu 146:

Khi nói về lưới thức ăn điều nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

4.0

1 Đánh giá

0%

100%

0%

0%

0%