Câu hỏi:
12/07/2024 12,9791) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Theo kế hoạch, một phân xưởng phải làm xong 900 sản phẩm trong một số ngày quy định. Thực tế, mỗi ngày phân xưởng đã làm được nhiều hơn 15 sản phẩm so với số sản phẩm phải làm trong một ngày theo kế hoạch. Vì thế 3 ngày trước khi hết thời hạn, phân xưởng đã làm xong 900 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày phân xưởng phải làm bao nhiêu sản phẩm? (Giả định rằng số sản phẩm mà phân xưởng làm được trong mỗi ngày là bằng nhau.)
2) Một khối gỗ dạng hình trụ có bán kính đáy là 30 cm và chiều cao là 120 cm Tính thể tích của khối gỗ đó (lấy π≈3,14).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
1) Gọi số sản phẩm mỗi ngày phân xưởng phải làm theo kế hoạch là x (sản phẩm) (x∈ℕ*, x<900).
Do đó, theo kế hoạch, thời gian phân xưởng làm xong 900 sản phẩm là 900x (ngày).
Thực tế, mỗi ngày, phân xưởng đã làm được nhiều hơn 15 sản phẩm so với số sản phẩm phải làm trong một ngày theo kế hoạch nên thực tế, số sản phẩm mỗi ngày phân xưởng phải làm là x+15 (sản phẩm).
Do đó, thực tế, thời gian phân xưởng làm xong 900 sản phẩm là900x+15 (ngày).
Vì phân xưởng đã làm xong 900 sản phẩm 3 ngày trước khi hết thời hạn nên ta có phương trình: 900x+15+3=900x
⇔900x−900x+15=3⇔1x−1x+15=1300
⇔x+15−xx(x+15)=1300⇔15x2+15x=1300
⇒x2+15x=4500⇔x2+15x−4500=0
⇔(x−60)(x+75)=0⇔[x=60x=−75.
Đối chiếu điều kiện và thử lại ta thấy x=60 thỏa mãn.
Vậy số sản phẩm mỗi ngày phân xưởng phải làm theo kế hoạch là 60 sản phẩm.
2) Thể tích khối gỗ là V=πR2h≈3,14⋅302⋅120=339 120 (cm3).
Vậy V≈339 120 cm3.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến tại điểm A của đường tròn (O) cắt đường thẳng BC tại điểm S. Gọi I là chân đường vuông góc kẻ từ điểm O đến đường thẳng BC.
1) Chứng minh tứ giác SAOI là tứ giác nội tiếp.
2) Gọi H và D lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ điểm A đến các đường thẳng SO và SC. Chứng minh ^OAH=^IAD.
3) Vẽ đường cao CE của tam giác ABC. Gọi Q là trung điểm của đoạn thẳng BE . Đường thẳng QD cắt đường thẳng AH tại điểm K. Chứng minh BQ⋅BA=BD⋅BI và đường thẳng CK song song với đường thẳng SO.
Câu 2:
Cho hai biểu thức A=x+2√x và B=2√x−3√x−1+3−√xx−1 với x>0,x≠1.
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 9
2) Chứng minh B=2√x√x+1.
3) Tìm tất cả giá trị của x để AB = 4.
Câu 3:
Cho hai số thực dương a và b thỏa mãn a+b≤2. Chứng minh
a2a2+b+b2b2+a≤1.Câu 4:
1) Giải hệ phương trình {2x−3−3y=13x−3+2y=8.
2) Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho parabol (P):y=x2 và đường thẳng (d):y=(m+2)x−m.
a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.
b) Gọi x1 và x2 là hoành độ các giao điểm của (d) và (P). Tìm tất cả giá trị của m để 1x1+1x2=1x1+x2−2.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
23 câu Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1: Căn thức bậc hai có đáp án
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 02
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 03
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận