Câu hỏi:
24/07/2024 703
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Từ bề sâu địa chất với số đo vạn triệu năm, ta lại trở về với bề mặt địa lí Hà Nội, với số đo nghìn năm trở lại. Nét địa lí trường tồn của nghìn xưa Thăng Long và hôm nay Hà Nội, đó là cái đặc trưng của thành phố sông: thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng Hồng Hà - Tô Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo; thành phố một bờ sông (bờ phải) nếu chỉ lấy một sông Hồng làm trục chính. Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi, và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp nổi mà nên. Nhưng sự đắp đổi, trải mấy nghìn năm đã diễn ra không đơn giản: Có đời sống du đãng tự nhiên của những con sông ở đồng bằng do chính chúng tạo thành - đổi dòng từ từ hay khi có đột biến, có sự can thiệp, hữu thức và vô thức của con người. Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa cũng là đắp đê phòng lụt. Sử biên niên nhà Hán chép rằng, ở đầu công nguyên, huyện Phong Khê (Đông Anh) đã có đê phòng lụt. Đê sẽ làm cho quá trình bồi tụ tự nhiên bị ngăn chặn lại, ít nhất là từng phần. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên hồ Tây và dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên các bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỉ này, thì thấy lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Quy hoạch Hà Nội cổ là nương theo và thích ứng đến mức tối đa cái hình thể tự nhiên của sông hồ đó. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long - Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông, bờ sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía tây và phía nam. Lũy bọc ngoài đê mà cũng là thành đất, là đường giao thông (đê La Thành). Sông hồ không những là nguồn nước dùng trong sinh hoạt mà còn là hệ thống thuỷ lợi và giao thông truyền thống. Sông hồ cũng là những sự kiện địa lí được dùng làm nguyên lí sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xóm làng, phường và thành lũy phòng vệ (sử dụng những đoạn sông Hồng, sông Tô làm ngoại hào). Dân gian Hà Nội xưa đã khái quát về khoảnh đất cốt lõi của Hà Nội cổ, của kinh thành cổ kính:
Nhị Hà quanh bắc sang đông,
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.
(Trần Quốc Vượng, Trên mảnh đất nghìn năm văn vật, NXB Hà Nội, 2009, Tr.21)
Ý chính của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Từ bề sâu địa chất với số đo vạn triệu năm, ta lại trở về với bề mặt địa lí Hà Nội, với số đo nghìn năm trở lại. Nét địa lí trường tồn của nghìn xưa Thăng Long và hôm nay Hà Nội, đó là cái đặc trưng của thành phố sông: thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng Hồng Hà - Tô Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo; thành phố một bờ sông (bờ phải) nếu chỉ lấy một sông Hồng làm trục chính. Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi, và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp nổi mà nên. Nhưng sự đắp đổi, trải mấy nghìn năm đã diễn ra không đơn giản: Có đời sống du đãng tự nhiên của những con sông ở đồng bằng do chính chúng tạo thành - đổi dòng từ từ hay khi có đột biến, có sự can thiệp, hữu thức và vô thức của con người. Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa cũng là đắp đê phòng lụt. Sử biên niên nhà Hán chép rằng, ở đầu công nguyên, huyện Phong Khê (Đông Anh) đã có đê phòng lụt. Đê sẽ làm cho quá trình bồi tụ tự nhiên bị ngăn chặn lại, ít nhất là từng phần. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên hồ Tây và dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên các bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỉ này, thì thấy lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Quy hoạch Hà Nội cổ là nương theo và thích ứng đến mức tối đa cái hình thể tự nhiên của sông hồ đó. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long - Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông, bờ sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía tây và phía nam. Lũy bọc ngoài đê mà cũng là thành đất, là đường giao thông (đê La Thành). Sông hồ không những là nguồn nước dùng trong sinh hoạt mà còn là hệ thống thuỷ lợi và giao thông truyền thống. Sông hồ cũng là những sự kiện địa lí được dùng làm nguyên lí sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xóm làng, phường và thành lũy phòng vệ (sử dụng những đoạn sông Hồng, sông Tô làm ngoại hào). Dân gian Hà Nội xưa đã khái quát về khoảnh đất cốt lõi của Hà Nội cổ, của kinh thành cổ kính:
Nhị Hà quanh bắc sang đông,
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.
(Trần Quốc Vượng, Trên mảnh đất nghìn năm văn vật, NXB Hà Nội, 2009, Tr.21)
Quảng cáo
Trả lời:
Ở đoạn trích trên các phương án A, B, C đều chưa đầy đủ, chưa bao quát hết được toàn bộ nội dung của đoạn trích bởi chỉ đề cập đến một khía cạnh nội dung mà đoạn trích nói đến. Chọn D.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn trích, nội thành Hà Nội có nhiều đầm hồ là do nguyên nhân nào?
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào các chi tiết: Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa cũng là đắp đê phòng lụt. Sử biên niên nhà Hán chép rằng, ở đầu công nguyên, huyện Phong Khê (Đông Anh) đã có đê phòng lụt. Đê sẽ làm cho quá trình bồi tụ tự nhiên bị ngăn chặn lại, ít nhất là từng phần. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên hồ Tây và dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. → Nội thành Hà Nội có nhiều đầm hồ là do ảnh hưởng của quá trình đắp đê phòng lụt từ xa xưa. Chọn C.
Câu 3:
Theo đoạn trích, Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa để làm gì?
Lời giải của GV VietJack
Đây là câu hỏi suy luận. Cần chú ý đến mục đích vốn có của việc đắp lũy Cổ Loa là để chống giặc (mục đích này không được nhắc đến trực tiếp trong đoạn trích) nhưng có thể suy ra từ đoạn trích. Khi tác giả dùng từ “cũng” trong câu: “Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa cũng là đắp đê phòng lụt” thì có nghĩa việc phòng lụt chỉ là mục đích đi kèm, mục đích phụ của việc đắp thành lũy Cổ Loa. Chọn B.
Câu 4:
Theo đoạn trích, ý nào KHÔNG nói về vai trò của sông hồ đối với lịch sử phát triển của Hà Nội?
Lời giải của GV VietJack
- Phương án A, B: Thông tin có trong câu: Sông hồ không những là nguồn nước dùng trong sinh hoạt mà còn là hệ thống thuỷ lợi và giao thông truyền thống.
- Phương án C: Thông tin có trong câu: Sông hồ cũng là những sự kiện địa lí được dùng làm nguyên lí sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xóm làng, phường và thành lũy phòng vệ (sử dụng những đoạn sông Hồng, sông Tô làm ngoại hào).
- Phương án D: Thông tin không được nhắc đến trong đoạn trích.
→ Chọn D.
Câu 5:
Từ “du đãng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?
Lời giải của GV VietJack
Từ “du đãng” xuất hiện trong câu văn: Có đời sống du đãng tự nhiên của những con sông ở đồng bằng do chính chúng tạo thành.... Ta có thể bám vào cụm từ “do chính chúng tạo thành” tức là không bị phụ thuộc vào ai, không bị yếu tố nào khác tác động để xác định từ “du đãng” trong đoạn trích gần nghĩa nhất với từ “tự do”. Chọn D.
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025 (Tập 1) ( 39.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 140.000₫ )
- Tuyển tập 15 đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội 2025 (Tập 1) ( 39.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\,\,\left( {a,\,\,b,\,\,c,\,\,d \in \mathbb{R},\,\,c \ne 0} \right).\)
Đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\) có đường tiệm cận ngang là \(y = \frac{a}{c}.\)
Đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\) có đường tiệm cận đứng là \(x = - \frac{d}{c}.\)
Theo bài ra, ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{a}{c} = 3}\\{ - \frac{d}{c} = - 2}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 3c}\\{d = 2c}\end{array}} \right.} \right.\) (1)
Điểm \(\left( { - 1\,;\,\,7} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \(f(x) \Rightarrow \frac{{ - a + b}}{{ - c + d}} = 7\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{ - 3c + b}}{{ - c + 2c}} = 7 \Leftrightarrow b = 10c.\)
Vậy \(\frac{{2a + 3b + 4c + d}}{{7c}} = \frac{{2 \cdot (3c) + 3 \cdot (10c) + 4c + 2c}}{{7c}} = 6.\) Chọn C.
Lời giải
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {1\,;\,\,2\,;\,\,3} \right)\,;\,\,\overrightarrow {AC} = \left( { - 3\,;\,\,3\,;\,\,3} \right)\,;\,\,\overrightarrow {AD} = \left( { - 1\,;\,\,3\,;\,\,1} \right)\).
\(\left[ {\overrightarrow {AB} \,,\,\,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 3\,;\,\, - 12\,;\,\,9} \right)\) ; \(\left[ {\overrightarrow {AB} \,,\,\,\overrightarrow {AC} } \right] \cdot \overrightarrow {AD} = \left( { - 3} \right) \cdot \left( { - 1} \right) + \left( { - 12} \right) \cdot 3 + 9 \cdot 1 = - 24\).
Do đó \({V_{ABCD}} = \frac{1}{6}\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} \,,\,\,\overrightarrow {AC} } \right] \cdot \overrightarrow {AD} } \right| = \frac{1}{6}\left| { - 24} \right| = 4\). Chọn D.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.