Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 16)

68 người thi tuần này 4.6 510 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

🔥 Đề thi HOT:

1726 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

5.1 K lượt thi 235 câu hỏi
1169 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

9.6 K lượt thi 150 câu hỏi
579 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

10.9 K lượt thi 50 câu hỏi
294 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

1 K lượt thi 235 câu hỏi
234 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)

1.2 K lượt thi 150 câu hỏi
218 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

802 lượt thi 236 câu hỏi
180 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Định luật khúc xạ ánh sáng

1.4 K lượt thi 11 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Trong không gian \[Oxyz,\] cho hai vectơ \(\vec a = \left( {2\,;\,\,m - 1\,;\,\,3} \right)\) và \(\vec b = \left( {1\,;\,\,3\,;\,\, - 2n} \right).\) Giá trị của \[m,\,\,n\] để hai vectơ \(\vec a,\,\,\vec b\) cùng hướng với nhau là

Xem đáp án

Câu 3:

Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(S(t) = {t^4} - 9{t^2} - 21t\), trong đó \(t\) được tính bằng giây và \(S\) được tính bằng mét. Vận tốc của chuyển động tại thời điểm \(t = 3\) giây là

Xem đáp án

Câu 7:

Cho một hình nón có bán kính đáy bằng \(a\) và góc ở đỉnh băng \(60^\circ .\) Diện tích xung quanh của hình nón đó là

Xem đáp án

Câu 9:

Có bao nhiêu số thực \(a\) để \(\int\limits_0^1 {\frac{x}{{a + {x^2}}}{\rm{d}}x} \; = 1\)?

Xem đáp án

Câu 10:

Media VietJack

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\), biết đáy \[ABCD\] là hình vuông. Góc giữa hai đường thẳng \(A'C\) và \[BD\]bằng

Xem đáp án

Câu 19:

Một bánh xe có 72 răng. Số đo góc mà bánh xe đã quay được khi di chuyển 10 răng là

Xem đáp án

Câu 21:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}\left( {x + 2} \right){\left( {x - 3} \right)^3}\) với mọi \(x \in \mathbb{R}.\) Hàm số \(y = f\left( x \right)\) có

Xem đáp án

Câu 25:

Trong không gian \[Oxyz,\] phương trình mặt cầu đi qua điểm \[A\left( {1\,;\,\, - 1\,;\,\,4} \right)\] và tiếp xúc với các mặt phẳng tọa độ là

Xem đáp án

Câu 28:

Cho hình chóp tứ giác đều \[S.ABCD\] có tất cả các cạnh bằng 1. Gọi \[G\] là trọng tâm của tam giác \[SBC.\] Thể tích khối tứ diện \[SGCD\] bằng

Xem đáp án

Câu 53:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, tìm cuộc sống bình thường.

Xem đáp án

Câu 55:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày sau khi bố tôi mất, tôi chưa có dịp trở lại quê nhà.

Xem đáp án

Câu 56:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 57:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 59:

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975? 

Xem đáp án

Câu 60:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 65:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã __________________ mạnh mẽ những yếu tố truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.

Xem đáp án

Câu 71:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền (lòng dạ con người) tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.

Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ, hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu…

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Nét nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì?       

Xem đáp án

Câu 77:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh và đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 81:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân nào đề ra "phương án Maobáttơn" để thực hiện ở Ấn Độ?

Xem đáp án

Câu 84:

Một nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? 

Xem đáp án

Câu 86:

Nội dung nào sau đây không phải tình hình Việt Nam trong thời kì 1954-1975 ?

Xem đáp án

Câu 87:

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) được đánh giá là mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng, vì đã

Xem đáp án

Câu 88:

Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là 

Xem đáp án

Câu 89:

Phát biểu nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của dân cư đối với phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc? 

Xem đáp án

Câu 90:

Vùng nước nằm trong đường nước cơ sở được gọi là vùng 

Xem đáp án

Câu 91:

Tây Nguyên có sự đối lập với đồng bằng ven biển miền Trung về 

Xem đáp án

Câu 92:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về phân bố các dân tộc Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 93:

Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010-2018
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?  	A. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu (ảnh 1)

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 94:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển? 

Xem đáp án

Câu 95:

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm 

Xem đáp án

Câu 96:

Nhân tố tự nhiên được coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê là 

Xem đáp án

Câu 97:

Vai trò quan trọng nhất của công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ là 

Xem đáp án

Câu 98:

Tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường 

Xem đáp án

Câu 100:

Tốc độ truyền của ánh sáng trong môi trường nào sau đây là chậm nhất? 

Xem đáp án

Câu 101:

Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về dao động của một con lắc đơn trong trường hợp bỏ qua lực cản của môi trường? 

Xem đáp án

Câu 102:

Một electron chuyển động với vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc qua một hiệu điện thế 400 V. Tiếp đó, nó được dẫn vào một miền từ trường với vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ vận tốc của electron. Quỹ đạo của electron là một đường tròn bán kính R = 7 cm. Độ lớn cảm ứng từ là

Xem đáp án

Câu 103:

Hiện tượng điện phân không ứng dụng để 

Xem đáp án

Câu 105:

Sóng dừng truyền trên sợi dây PQ. Biết P, R, Q là nút sóng. S và T là hai điểm trên dây cách R một khoảng x như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây đúng về dao động của hai điểm S và T?

Sóng dừng truyền trên sợi dây PQ. Biết P, R, Q là nút sóng. S và T là hai điểm trên dây cách R một khoảng x như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây đúng về dao động của hai điểm S và T? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 118:

Hoocmôn thực vật là

Xem đáp án

Câu 119:

Khi giun đất di chuyển trên mặt đất khô thì giun sẽ nhanh chết, nguyên nhân làm cho giun chết là vì 

Xem đáp án

Câu 120:

So với tự thụ tinh thì thụ tinh chéo tiến hóa hơn. Nguyên nhân là vì 

Xem đáp án

Câu 121:

Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nuclêôtit cấu tạo nên ADN và ARN.

Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nuclêôtit cấu tạo nên ADN và ARN.   Hình nào trong số các hình trên là không phù hợp? (ảnh 1)

Hình nào trong số các hình trên là không phù hợp?

Xem đáp án

Câu 122:

Dạng đột biến cấu trúc NST sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?

Xem đáp án

Câu 123:

Từ cây có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau?

Xem đáp án

Câu 124:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là B và b. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ?

Xem đáp án

Câu 125:

Ví dụ nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử? 

Xem đáp án

Câu 126:

Hình dưới đây minh hoạ tốc độ sinh trưởng giả định của ba loài cây ngập mặn thân gỗ lâu năm kí hiệu là loài (I), (II) và (III) tương ứng với các điều kiện độ mặn khác nhau. Số liệu trong bảng dưới đây cho biết độ mặn cao nhất tại ba bãi lầy ven biển A, B và C của địa phương H. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của ba bãi lầy này là tương đồng nhau, không ảnh hưởng đến sức sống của các loài cây này và sự sai khác về độ mặn giữa các vị trí trong mỗi bãi lầy là không đáng kể. Các cây con của ba loài này khi trồng không thể sống được ở các dải độ mặn có tốc độ sinh trưởng bằng 0.

Hình dưới đây minh hoạ tốc độ sinh trưởng giả định của ba loài cây ngập mặn thân gỗ lâu năm kí hiệu là loài (I), (II) và (III) tương ứng với các điều kiện  (ảnh 1)

Địa phương H có kế hoạch trồng các loài cây (I), (II) và (III) để phục hồi rừng ngập mặn ở ba bãi lầy A, B và C. Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng giúp địa phương H lựa chọn các loài cây này cho phù hợp?

I. Loài (I) có khả năng chịu độ mặn cao nhất trong ba loài.

II. Tốc độ sinh trưởng của loài (II) tỉ lệ nghịch với độ mặn của cả ba bãi lầy.

III. Bãi lầy B và C trồng xen được hai loài (I) và (II), bãi lầy A trồng xen được cả ba loài.

IV. Loài (III) có tốc độ sinh trưởng lớn hơn loài (I) và loài (II) ở độ mặn từ 22,5% đến 35%.

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga... được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại....

(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có một tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý”. Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu -Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

(Tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái - Báo điện tử vanhoagiaoduc.vn)

Câu 128:

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 129:

Theo đoạn trích, tại sao tủ sách của người Do Thái thường được đặt ở đầu giường? 

Xem đáp án

Câu 130:

Tác giả kể về tủ rượu ngoại của người bạn mình với mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 131:

Cụm từ “tư duy trọc phú” trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 132:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng với đoạn trích trên? 

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

                                               Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa

                                               Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại

                                               Quê hương ta tất cả vẫn còn đây

                                               Dù người thân đã ngã xuống đất này

                                               Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy

                                               Ta nhìn, ta ngắm, ta say

                                               Ta run run nắm những bàn tay

                                               Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng

                                               Đây rồi đoạn đường xưa

                                               Nơi ta vẫn thường đi trong mộng

                                               Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa

                                               Ầu ơ...thương nhớ lắm!

                                               Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng

                                               Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

                                               Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

                                               Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

                                               Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

                                               Hoa lục bình tím cả bờ sông

     (Trở về quê nội – Lê Anh Xuân)

Câu 133:

Xác định thể thơ của đoạn trích trên? 

Xem đáp án

Câu 137:

Những hình ảnh nào trong đoạn trích đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Từ bề sâu địa chất với số đo vạn triệu năm, ta lại trở về với bề mặt địa lí Hà Nội, với số đo nghìn năm trở lại. Nét địa lí trường tồn của nghìn xưa Thăng Long và hôm nay Hà Nội, đó là cái đặc trưng của thành phố sông: thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng Hồng Hà - Tô Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo; thành phố một bờ sông (bờ phải) nếu chỉ lấy một sông Hồng làm trục chính. Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi, và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp nổi mà nên. Nhưng sự đắp đổi, trải mấy nghìn năm đã diễn ra không đơn giản: Có đời sống du đãng tự nhiên của những con sông ở đồng bằng do chính chúng tạo thành - đổi dòng từ từ hay khi có đột biến, có sự can thiệp, hữu thức và vô thức của con người. Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa cũng là đắp đê phòng lụt. Sử biên niên nhà Hán chép rằng, ở đầu công nguyên, huyện Phong Khê (Đông Anh) đã có đê phòng lụt. Đê sẽ làm cho quá trình bồi tụ tự nhiên bị ngăn chặn lại, ít nhất là từng phần. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên hồ Tây và dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên các bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỉ này, thì thấy lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Quy hoạch Hà Nội cổ là nương theo và thích ứng đến mức tối đa cái hình thể tự nhiên của sông hồ đó. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long - Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông, bờ sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía tây và phía nam. Lũy bọc ngoài đê mà cũng là thành đất, là đường giao thông (đê La Thành). Sông hồ không những là nguồn nước dùng trong sinh hoạt mà còn là hệ thống thuỷ lợi và giao thông truyền thống. Sông hồ cũng là những sự kiện địa lí được dùng làm nguyên lí sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xóm làng, phường và thành lũy phòng vệ (sử dụng những đoạn sông Hồng, sông Tô làm ngoại hào). Dân gian Hà Nội xưa đã khái quát về khoảnh đất cốt lõi của Hà Nội cổ, của kinh thành cổ kính:

Nhị Hà quanh bắc sang đông,

Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.

(Trần Quốc Vượng, Trên mảnh đất nghìn năm văn vật, NXB Hà Nội, 2009, Tr.21)

Câu 138:

Ý chính của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 139:

Theo đoạn trích, nội thành Hà Nội có nhiều đầm hồ là do nguyên nhân nào? 

Xem đáp án

Câu 140:

Theo đoạn trích, Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa để làm gì? 

Xem đáp án

Câu 141:

Theo đoạn trích, ý nào KHÔNG nói về vai trò của sông hồ đối với lịch sử phát triển của Hà Nội? 

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu

 

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chẳng đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh.

 (Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)

Câu 143:

Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 

Xem đáp án

Câu 144:

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. 

Xem đáp án

Câu 145:

Nêu ý nghĩa của câu thơ “Biết khao khát những điều anh mơ ước”. 

Xem đáp án

Câu 146:

Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? 

Xem đáp án

Câu 147:

Đâu không phải là thông điệp được tác giả gửi gắm trong đoạn thơ?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy Bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7-10-1947.

Sáng sớm 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhăc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới,... Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chủ huy, tử Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo Đường số 3 , Bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía Bắc Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hổn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ do Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, Bao vây Việt Bắc ở phía tây.

Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng Bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

Quân dân ta chủ Bao vây tiến công địch Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn) v.v., Buộc Pháp phải Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11-1947.

Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích đèo Bông Lau (30-10-1947), đánh trúng đoàn cơ giới của địch, thu nhiều khí, quân trang quân dụng của chúng.

Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.

Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa địch thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19-12-1947.

Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy Bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.

Với chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.

Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp Buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 133-134)

Câu 148:

Phát hiện quân Pháp đưa quân lên Việt Bắc (đầu tháng 10-1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ thị nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 149:

Nội dung nào sau đây không phải mục đích của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947 ? 

Xem đáp án

Câu 150:

Trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947, cách đánh nào được bộ đội Việt Nam sử dụng phổ biến? 

Xem đáp án

4.6

102 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%