Câu hỏi:
21/08/2024 179Trong không gian Oxyz, phương trình nào trong các phương trình sau là phương trình của một mặt cầu? Xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó.
a) x2 + y2 + z2 + 2x – 4z + 2 = 0.
b) x2 + y2 + z2 – 2x + 2y + 2z + 7 = 0.
c) 3x2 + 3y2 + 3z2 + 12x – 6y + 6z + 2 = 0.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Phương trình có các hệ số a = −1, b = 0, c = 2 và d = 2.
⇒ a2 + b2 + c2 – d = (−1)2 + 02 + 22 – 2 = 3 > 0.
Do đó, phương trình đã cho là phương trình mặt cầu, hơn nữa mặt cầu có tâm là
I(−1; 0; 2) và bán kính R = \(\sqrt 3 \).
b) Phương trình có các hệ số a = 1, b = −1, c = −1 và d = 7.
⇒ a2 + b2 + c2 – d = 12 + (−1)2 + (−1)2 – 7 = −4 < 0.
Do đó, phương trình đã cho không phải là phương trình mặt cầu.
c) Ta có: 3x2 + 3y2 + 3z2 + 12x – 6y + 6z + 2 = 0.
⇔ x2 + y2 + z2 + 4x – 2y + 2z + \(\frac{2}{3}\) = 0.
Phương trình có các hệ số: a = −2, b =1, c = −1 và d = \(\frac{2}{3}\).
⇒ a2 + b2 + c2 – d = (−2)2 + 12 + (−1)2 − \(\frac{2}{3}\) = \(\frac{{16}}{3}\) > 0.
Do đó, phương trình đã cho là phương trình mặt cầu có tâm I(−2; 1; −1) và R = \(\frac{{4\sqrt 3 }}{3}\).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong không gian Oxyz, giả sử bề mặt Trái Đất (S) có phương trình x2 + y2 + z2 = 1. Từ vị trí A\(\left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2};\frac{1}{{\sqrt 2 }}} \right)\), người ta dự định đào một hầm xuyên qua lòng đất theo hướng \(\overrightarrow v \) = (2; 2; −3). Tính độ dài đường hầm cần đào.
Câu 2:
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(1; 2; 1) và B(−1; −2; 3). Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I thuộc trục Ox và (S) đi qua hai điểm A và B.
Câu 3:
Một quả bóng hình cầu có bán kính 2 m được treo lơ lửng trên một mặt phẳng. Tâm quả bóng đặt cách mặt đất 10 m. Chọn hệ trục tọa độ Oxyz có gốc tọa độ O là hình chiếu vuông góc của tâm quả cầu trên mặt đất, tia Oz chứa tâm của quả cầu, các trục Ox, Oy thuộc mặt đất như hình vẽ. Viết phương trình của mặt cầu bề mặt quả bóng.
Câu 4:
Trong không gian Oxyz, cho điểm I(2; −1; 2) và mặt phẳng (P): x + 2y + 2z – 10 = 0. Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng (P).
Câu 5:
Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S): (x – 1)2 + y2 + (z + 2)2 = 9 và điểm A(2; 2; −1).
a) Xác định tâm I và bán kính R của mặt cầu (S).
b) Chứng minh rằng điểm A nằm trong mặt cầu (S).
Câu 6:
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(2; 1; 1), B(2; 1; 3).
a) Viết phương trình mặt cầu đường kính AB.
b) Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm là gốc tọa độ O(0; 0; 0) và mặt cầu (S) đi qua A.
về câu hỏi!