Câu hỏi:
22/08/2024 1,340Một hộp chứa 17 viên bi đỏ, 13 viên bi xanh. An lấy ngẫu nhiên một viên bi đưa cho Bình rồi Bình lấy ngẫu nhiên tiếp một viên bi. Tính xác suất để hai viên bi Bình nhận được:
a) Đều là bi đỏ;
b) Là hai viên bi khác nhau.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Gọi A là biến cố: “An lấy được viên bi màu đỏ”.
B là biến cố: “Bình lấy được viên bi màu đỏ”.
Do đó, ta có: P(AB) là xác suất hai viên bi Bình được đều là màu đỏ.
Ta có: Không gian mẫu là: n(Ω) = 17 + 13 = 30.
P(A) = \(\frac{{17}}{{30}}\); P(B | A) = \(\frac{{16}}{{29}}\).
Vậy P(AB) = \(\frac{{17}}{{30}}\).\(\frac{{16}}{{29}}\) = \(\frac{{136}}{{435}}\) ≈ 0,3126.
b) Gọi \(\overline A \) là biến cố: “An lấy được viên bi màu xanh”.
\(\overline B \) là biến cố: “Bình lấy được viên bi màu xanh”.
Ta có: P(\(\overline A \)) = \(\frac{{13}}{{30}}\); P(\(\overline B \)) = \(\frac{{12}}{{29}}\).
Xác suất để cả hai lần lấy đều được viên bi màu xanh là: \(\frac{{13}}{{30}}\).\(\frac{{12}}{{29}}\) = \(\frac{{26}}{{145}}\).
Xác suất để cả hai lần lấy được viên bi màu đỏ là: \(\frac{{136}}{{435}}\).
Như vậy, xác suất để hai lần lấy được 2 viên bi khác màu là:
1 – \(\frac{{136}}{{435}}\) − \(\frac{{26}}{{145}}\) = \(\frac{{221}}{{435}}\) ≈ 0,508.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một túi đựng 5 viên bi đỏ và 3 viên xanh. Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi đưa cho Tùng rồi Tùng lấy ngẫu nhiên tiếp một viên bi. Tính xác suất để hai viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi đỏ.
Câu 2:
Một hộp chứa 20 tấm thẻ đánh số {1; 2;…; 20}. Nam rút ngẫu nhiên một tấm thẻ đưa cho Hà rồi Hà rút ngẫu nhiên tiếp một tấm thẻ. Tính xác suất để cả hai thẻ Hà nhận được đều ghi số nguyên tố”.
Câu 3:
Cho hai biến cố A và B với P(A) > 0, P(B) > 0. Chứng minh rằng nếu P(AB) = P(A).P(B) thì A và B độc lập.
Câu 4:
Tung con xúc xắc cân đối liên tiếp hai lần. Xét các biến cố sau:
A: “Xuất hiện mặt một chấm ở lần gieo thứ nhất”;
B: “Xuất hiện mặt hai chấm ở lần gieo thứ hai”;
C: “Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần gieo bằng 7”.
Chứng minh rằng:
a) Hai biến cố A và B độc lập;
b) Hai biến cố B và C độc lập.
c) Hai biến cố A và C độc lập.
Câu 5:
Cho P(A) = \(\frac{2}{5}\); P(B) = \(\frac{1}{3}\); P(A ∪ B) = \(\frac{1}{2}\). Tính P(A | B) và P(B | A).
5920 câu Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 1)
7881 câu Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án ( Phần 1)
135 câu Bài tập Hình học mặt nón, mặt trụ, mặt cầu cực hay có lời giải (P1)
80 câu Trắc nghiệm Tích phân có đáp án (Phần 1)
124 câu Trắc nghiệm Ôn tập Toán 12 Chương 3 Hình học có đáp án (Phần 1)
20 câu Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng trong không gian có đáp án (Nhận biết)
15 câu Trắc nghiệm Số phức có đáp án (Vận dụng)
7 câu Trắc nghiệm Khối đa diện lồi và khối đa diện đều có đáp án (Vận dụng)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận