Giải SBT Toán 12 Tập 2 KNTT Bài 19. Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes có đáp án

68 người thi tuần này 4.6 280 lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Gọi A là biến cố: “Em học sinh đó thuộc đội tuyển Toán”.

   \(\overline A \) là biến cố: “Em học sinh đó thuộc đội tuyển Ngữ văn”.

        B là biến cố: “Em đó được giải”.

Số phần tử không gian mẫu: n(Ω) = 10 + 8 = 18.

P(A) = \(\frac{{10}}{{18}}\), P(B | A) = 0,8.

P(\(\overline A \)) = \(\frac{8}{{18}}\), P(B | \(\overline A \)) = 0,7.

Theo công thức xác suất toàn phần, ta có:

P(B) = P(A).P(B | A) + P(\(\overline A \)).P(B | \(\overline A \))

          = \(\frac{{10}}{{18}}\).0,8 + \(\frac{8}{{18}}\).0,7

          = \(\frac{{34}}{{45}}\) ≈ 0,7556.

Lời giải

Gọi A là biến cố: “Tottenham gặp đội xếp trên”;

       B là biến cố: “Tottenham thắng”;

       C là biến cố: “Tottenham thua”;

       D là biến cố: “Tottenham hòa”.

Ta có: P(A) = \(\frac{7}{{19}}\); P(\(\overline A \)) = 1 – \(\frac{7}{{19}}\) = \(\frac{{12}}{{19}}\).

           P(D | A) = 1 – P(B | A) – P(C | A) = 1 – 0,2 – 0,5 = 0,3.

           P(D | \(\overline A \)) = 1 – P(B | \(\overline A \)) – P(C | \(\overline A \)) = 1 – 0,5 – 0,3 = 0,2.

Theo công thức xác suất toàn phần, ta có:

P(D) = P(A). P(D | A) + P(\(\overline A \)).P(D | \(\overline A \))

         = \(\frac{7}{{19}}\).0,3 + \(\frac{{12}}{{19}}\).0,2 = \(\frac{9}{{38}}\) ≈ 0,2368.

Lời giải

Gọi A là biến cố: “Lấy được chiếc kẹo sô cô la đen từ túi I”

       B là biến cố: “Lấy được chiếc kẹo sô cô la trắng từ túi II”.

Ta có: P(A) = \(\frac{3}{5}\), P(\(\overline A \)) = \(\frac{2}{5}\).

Nếu A xảy ra tức là lấy được chiếc kẹo sô cô la đen từ túi I thì thêm 2 chiếc kẹo sô cô la đen vào túi II. Khi đó túi II có 9 chiếc kẹo với 6 chiếc sô cô la đen, 3 chiếc kẹo sô cô la trắng.

Nếu A không xảy ra tức là chọn được chiếc kẹo sô cô la trắng từ túi I thì thêm 2 chiếc kẹo sô cô la trắng vào túi II. Khi đó túi II có 9 chiếc kẹo với 4 chiếc sô cô la đen, 5 chiếc sô cô la trắng.

Vậy P(B | A) = \(\frac{3}{9}\), P(B | \(\overline A \)) = \(\frac{5}{9}\).

Theo công thức tính xác suất toàn phần, ta được:

P(B) = P(A).P(B | A) + P(\(\overline A \)).P(B | \(\overline A \))

        = \(\frac{3}{5}.\frac{3}{9} + \frac{2}{5}.\frac{5}{9} = \frac{{19}}{{45}}\).

Lời giải

Gọi A là biến cố: “Sản phẩm của phân xưởng I”;

       B là biến cố: “Sản phẩm là phế phẩm”.

Khi đó, \(\overline A \) là biến cố: “Sản phẩm của phân xưởng II”

              \(\overline B \) là biến cố: “Sản phẩm không là phế phẩm”.

Ta có: P(A) = 0,4; P(B | A) = 0,05.

           P(\(\overline A \)) = 0,6; P(B | \(\overline A \)) = 0,02.

Theo công thức Bayes, ta có:

P(A | B) = \(\frac{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)}}\)

              = \(\frac{{0,4.0,05}}{{0,4.0,05 + 0,6.0,02}} = \frac{5}{8}\).

Vậy xác suất để chọn được phế phẩm từ phân xưởng I là \(\frac{5}{8}\).

Lời giải

Gọi A là biến cố: “Cuốn sách thuộc ngăn trên”.

       B là biến cố: “Cuốn sách là cuốn tiểu thuyết của nhà văn nước ngoài”.

Do đó, P(A | B) là xác suất lấy được cuốn sách thuộc ngăn trên là cuốn tiểu thuyết của nhà văn nước ngoài.

Ta có: P(A) = \(\frac{1}{3}\), P(B | A) = \(\frac{2}{5}\),

           P(\(\overline A \)) = \(\frac{2}{3}\), P(B | \(\overline A \)) = \(\frac{1}{5}\).

Từ đó theo công thức Bayes ta có:

P(A | B) = \(\frac{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)}}\) = \(\left( {\frac{1}{3}.\frac{2}{5}} \right):\left( {\frac{1}{3}.\frac{2}{5} + \frac{2}{3}.\frac{1}{5}} \right)\) = \(\frac{1}{2}\).

4.6

56 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%