Câu hỏi:
22/08/2024 5,916
Gieo ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét các biến cố sau:
A: “Số chấm trên mặt xuất hiện của ba con xúc xắc khác nhau”;
B: “Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm”.
Tính P(A | B) và P(B | A).
Gieo ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét các biến cố sau:
A: “Số chấm trên mặt xuất hiện của ba con xúc xắc khác nhau”;
B: “Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm”.
Tính P(A | B) và P(B | A).
Quảng cáo
Trả lời:
Ta có: Ω = {(a; b; c); 1 ≤ a, b, c ≤ 6} ⇒ n(Ω) = 6.6.6 = 216.
A = {(a; b; c)}, trong đó 1 ≤ a, b, c ≤ 6 và a, b, c là các số nguyên dương phân biệt.
Đó chính là một chỉnh hợp chập 3 của 6 phần tử {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Suy ra n(A) = \(A_6^3\) = 120.
Vậy P(A) = \(\frac{{120}}{{216}}\).
Xét biến cố đối \(\overline B \): “Số chấm xuất hiện trên mỗi con xúc xắc đều khác 6”.
Mỗi kết quả thuận lợi cho \(\overline B \) là một bộ ba số (a; b; c), trong đó a, b, c là các số nguyên dương bé hơn 6. Do đó, ta có n(B) = 5.5.5 = 125.
Vậy P(\(\overline B \)) = \(\frac{{125}}{{216}}\).
Suy ra P(B) = 1 – P(\(\overline B \)) = \(\frac{{91}}{{216}}\).
Mỗi kết quả thuận lợi cho AB là một bộ ba (a; b; c), trong đó 1 ≤ a, b, c ≤ 6 và a, b, c là các số nguyên dương khác nhau và có đúng một số bằng 6.
Có ba cách chọn một số bằng 6 và \(A_5^2\) = 20 cách chọn hai số còn lại trong 5 số {1; 2; 3; 4; 5}.
Ta có: n(B) = 3.20 = 60.
Suy ra P(AB) = \(\frac{{60}}{{216}}\).
Từ đó, ta có:
P(A | B) = \(\frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{60}}{{91}}\);
P(B | A) = \(\frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{60}}{{120}} = \frac{1}{2}\).
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 250+ Công thức giải nhanh môn Toán 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay môn Toán (có đáp án chi tiết) ( 55.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a) Gọi A là biến cố: “Cặp sinh đôi là song sinh cùng trứng”
B là biến cố: “Cặp sinh đôi có cùng giới tính”.
Theo đề bài, ta có: P(B | A) = 1, P(B | \(\overline A \)) = \(\frac{1}{2}\) và P(B) = 0,34 + 0,3 = 0,64.
Theo công thức xác suất toàn phần, ta có:
P(B) = P(A).P(B | A) + P(\(\overline A \)).P(B | \(\overline A \))
⇔ 0,64 = P(A).1 + (1 – P(A)).\(\frac{1}{2}\)
⇔ 0,64 = P(A) – \(\frac{1}{2}\)P(A) + \(\frac{1}{2}\)
⇔ 0,14 = \(\frac{1}{2}\)P(A)
⇔ P(A) = 0,28.
Vậy xác suất để cặp sinh đôi được chọn là cặp song sinh cùng trứng bằng 0,28.
b) Xác suất để chọn được cặp sinh đôi cùng trứng biết rằng cặp sinh đôi đó cùng giới tính là P(A | B).
Theo công thức nhân xác suất, ta có: P(AB) = P(A).P(B | A).
Ta có, P(A) = 0,28. Theo giả thiết P(B | A) = 1.
Do đó, P(AB) = P(A).P(B | A) = 0,28.
Lại có P(B) = 0,34 + 0,3 = 0,64.
Như vậy, P(A | B) = \(\frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{0,28}}{{0,64}} = 0,4375\).
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Kí hiệu G là con gái, T là con trai.
Gọi A là biến cố: “Cả hai là con gái”.
B là biến cố: “Người con đầu là con gái”.
Lúc này, P(A | B) là xác suất để chọn được gia đình có hai con gái trong đó người con đầu là con gái.
Ta có: B ={GT; GG} ⇒ n(B) = 2;
AB = {GG} ⇒ n(AB) = 1.
Vậy P(B) = \(\frac{1}{2}\), P(AB) = \(\frac{1}{4}\) ⇒ P(A | B) = \(\frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\) = \(\frac{1}{2}\).
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.