Câu hỏi:
28/08/2024 88Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).
Hộp thứ nhất chứa 2 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2. Hộp thứ hai chứa 3 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2; 3. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp thứ nhất và 1 thẻ từ hộp thứ hai. Gọi A là biến cố “Hai thẻ lấy ra ghi cùng một số” và B là biến cố “Tích các số trên hai thẻ lấy ra là số chính phương”.
a) Không gian mẫu của phép thử có 5 phần tử.
b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 2.
c) Xác suất của biến cố A là \(\frac{1}{3}.\)
d) Khả năng xảy ra của biến cố A bằng khả năng xảy ra của biến cố B.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
⦁ Kết quả của phép thử có dạng (a; b), trong đó a và b lần lượt là số được đánh trên tấm thẻ lấy ra từ hộp thứ nhất và hộp thứ hai.
Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (2; 1); (2; 2); (2; 3)}.
Không gian mẫu có 6 phần tử. Do đó ý a) là sai.
⦁ Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 1) và (2; 2). Do đó ý b) là đúng.
⦁ Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}.\) Do đó ý c) là đúng.
⦁ Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1; 1) và (2; 2).
Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}.\) Do đó ý d) là đúng.
Vậy:
a) S;
b) Đ;
c) Ð;
d) Ð.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hộp thứ nhất chứa 3 viên bi xanh và 6 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 5 viên bi xanh và một số viên bi đỏ. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Bạn An chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ nhất, bạn Thắng chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ hai.
a) Tính xác suất của biến cố “Bạn An chọn được viên bi màu xanh”.
b) Biết rằng xác suất bạn Thắng chọn ngẫu nhiên được viên bi màu xanh bằng xác suất bạn An chọn được viên bi màu xanh. Trong hộp thứ hai có bao nhiêu viên bi đỏ?
Câu 2:
Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).
Một hộp chứa 4 quả bóng xanh, 4 quả bóng trắng và 2 quả bóng đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Gọi A là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu xanh” và B là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”.
a) Không gian mẫu của phép thử có 3 phần tử.
b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 2.
c) Xác suất của biến cố B là \(\frac{2}{3}.\)
d) Khả năng xảy ra của biến cố A gấp hai lần khả năng xảy ra của biến cố B.
Câu 3:
Có 4 viên bi được ghi số lần lượt là 1; 2; 3; 4 và được xếp thành một hàng ngang như hình bên. Bạn Thọ lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 viên bi trong 4 viên bi đó, viên bi lấy ra lần thứ nhất không được hoàn lại trước lần lấy thứ hai.
a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 12.
b) Xác suất của biến cố “Hai viên bi được chọn được xếp cạnh nhau” là
A. \(\frac{1}{2}.\)
B. \(\frac{1}{3}.\)
C. \(\frac{1}{4}.\)
D. \(\frac{1}{6}.\)
c) Xác suất của biến cố “Tích các số trên 2 viên bi được chọn là số lẻ” là
A. \(\frac{1}{2}.\)
B. \(\frac{1}{3}.\)
C. \(\frac{1}{4}.\)
D. \(\frac{1}{6}.\)
d) Xác suất của biến cố “Số của viên bi lấy ra lần thứ hai lớn hơn số của viên bi lấy ra lần thứ nhất” là
A. \(\frac{1}{2}.\)
B. \(\frac{1}{3}.\)
C. \(\frac{1}{4}.\)
D. \(\frac{1}{6}.\)
Câu 4:
Trong một nhóm 10 học sinh lớp 9 có 5 bạn học trường Quang Trung; 3 bạn học trường Nguyễn Huệ và 2 bạn học trường Tây Sơn.
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong 10 học sinh đó.
a) Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử?
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Bạn học sinh được chọn học trường Quang Trung”;
B: “Bạn học sinh được chọn không học trường Tây Sơn”.
Câu 5:
Một doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 35%, 45% và 20%. Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của doanh nghiệp.
Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Nhân viên được chọn có quê ở Hậu Giang”;
B: “Nhân viên được chọn có quê không phải ở Cần Thơ”;
C: “Nhân viên được chọn có quê ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Câu 6:
Trên giá sách có 3 quyển sách Toán, Ngữ văn và Mĩ thuật được sắp xếp theo thứ tự đó. Bạn Thành lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 quyển sách từ trên giá.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi và tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Có 1 quyển sách Toán trong 2 quyển sách được lấy”;
B: “Không có quyển sách Mĩ thuật nào trong 2 quyển sách được lấy”;
C: “Hai quyển sách được lấy được xếp cạnh nhau trên giá”;
D: “Hai quyển sách được lấy đều là sách Ngữ văn”.
Câu 7:
Bạn Minh quan tâm đến mối liên hệ giữa giới tính và màu sắc yêu thích nhất của mỗi người. Sau khi phỏng vấn tất cả 40 học sinh lớp 9A, Minh thu được kết quả sau:
Màu sắc Giới tính |
Trắng |
Đen |
Đỏ |
Xanh |
Nam |
4 |
8 |
2 |
7 |
Nữ |
6 |
3 |
7 |
3 |
Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong lớp 9A. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Bạn được chọn là nam và yêu thích nhất màu đen”;
B: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh”;
C: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ”;
D: “Bạn được chọn là nữ và có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ”.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
23 câu Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1: Căn thức bậc hai có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 02
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 06
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 03
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 04
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 05
về câu hỏi!