Câu hỏi:

28/08/2024 639 Lưu

Một doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 35%, 45% và 20%. Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của doanh nghiệp.

Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Nhân viên được chọn có quê ở Hậu Giang”;

B: “Nhân viên được chọn có quê không phải ở Cần Thơ”;

C: “Nhân viên được chọn có quê ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Gọi N là số nhân viên của doanh nghiệp. Số lượng nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 0,35N; 0,45N và 0,2N (nhân viên).

Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = N.

⦁ Số nhân viên có quê ở Hậu Giang là 0,45N. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 0,45N.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{0,45N}}{N} = 0,45.\)

⦁ Số nhân viên có quê không phải ở Cần Thơ là: N – 0,2N = 0,8N (nhân viên).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 0,8N.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{0,8N}}{N} = 0,8.\)

⦁ Do Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ đều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên C là biến cố chắc chắn.

Vậy P(C) = 1.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là (1; 2); (1; 3); (1; 5); (2; 1); (3; 1); (5; 1).

b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 6.

Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 36.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}.\)

Lời giải

a) Trong nhóm học sinh lớp 9 có 10 học sinh nên số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 10.

b) ⦁ Do có 5 bạn học trường Quang Trung nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 5.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{5}{{10}} = 0,5.\)

⦁ Số học sinh không học trường Tây Sơn là: 5 + 3 = 8 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 8.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{8}{{10}} = 0,8.\)