Câu hỏi:

28/08/2024 477

Bạn Minh quan tâm đến mối liên hệ giữa giới tính và màu sắc yêu thích nhất của mỗi người. Sau khi phỏng vấn tất cả 40 học sinh lớp 9A, Minh thu được kết quả sau:

Màu sắc

Giới tính

Trắng

Đen

Đỏ

Xanh

Nam

4

8

2

7

Nữ

6

3

7

3

Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong lớp 9A. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Bạn được chọn là nam và yêu thích nhất màu đen”;

B: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh”;

C: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ”;

D: “Bạn được chọn là nữ và có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Do lớp 9A có 40 học sinh nên số kết quả có thể xảy ra của phép thử là n(Ω) = 40.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 8.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{8}{{40}} = 0,2.\)

Số học sinh yêu thích nhất màu xanh là: 7 + 3 = 10 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 10.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{10}}{{40}} = 0,25.\)

Số học sinh yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ là:

7 + 3 + 2 + 7 = 19 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 19.

Xác suất của biến cố C là \(P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{19}}{{40}} = 0,475.\)

Số học sinh nữ có màu sắc yêu thích nhất không phải màu đỏ là:

6 + 3 + 3 = 12 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố D là n(D) = 12.

Xác suất của biến cố D là \(P\left( D \right) = \frac{{n\left( D \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{12}}{{40}} = 0,3.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là (1; 2); (1; 3); (1; 5); (2; 1); (3; 1); (5; 1).

b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 6.

Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 36.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}.\)

Lời giải

a) Trong nhóm học sinh lớp 9 có 10 học sinh nên số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 10.

b) ⦁ Do có 5 bạn học trường Quang Trung nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 5.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{5}{{10}} = 0,5.\)

⦁ Số học sinh không học trường Tây Sơn là: 5 + 3 = 8 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 8.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{8}{{10}} = 0,8.\)