Câu hỏi:
23/12/2024 78Hai vật \[A\] và \[B\] chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ. Biết ban đầu hai vật cách nhau 78 m.
a) Hai vật có cùng vận tốc ở thời điểm nào?
b) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
c) Xác định vị trí gặp nhau của hai vật.Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Xét vật A: gia tốc \[{a_A} = \frac{{\Delta {v_A}}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 40}}{{20 - 0}} = - 2\,m/{s^2}\]
Phương trình vận tốc của vật A: \[{v_A} = 40 - 2t\,\left( {m/s} \right)\]
Xét vật B: gia tốc \[{a_B} = \frac{{\Delta {v_B}}}{{\Delta t}} = \frac{{20 - 0}}{{20 - 0}} = 1\,m/{s^2}\]
Phương trình vận tốc của vật B: \[{v_B} = t\,\left( {m/s} \right)\]
Khi hai có cùng vận tốc: \({v_1} = {v_2} \Leftrightarrow 40 - 2t = t \Leftrightarrow t = 13,3\,s\)
Vậy hai vật có cùng vận tốc tại thời điểm \(t \approx 13,3s\).
b) Chọn trục tọa độ có phương trùng với phương chuyển động của hai vật.
Gốc tọa độ tại vị trí xuất phát của vật A. Mốc thời gian trùng với thời điểm xuất phát của hai vật.
Chuyển động của vật A:\({d_1} = {v_{0A}}t + \frac{1}{2}{a_A}{t^2} = 40t - {t^2}\) (1)
Chuyển động của vật B: \({d_2} = {d_0} + {v_{0B}}t + \frac{1}{2}{a_B}{t^2} = 78 + 0,5{t^2}\) (2)
c) Hai vật gặp nhau khi \({d_1} = {d_2}\)\( \Rightarrow 40t - {t^2} = 78 + 0,5{t^2}\) (3).
Phương trình (3) cho hai nghiệm t = 2,12 s và t’ = 24,5 s. Loại t' vì t’ > 20 s.
Thay t vào (1) ta được d1 = 81,5 m.
Hai vật gặp nhau cách vị trí ban đầu của A là 81,5 m.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một vật đang chuyển động trên một đoạn đường thẳng có độ dịch chuyển tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng dưới đây:
Thời gian (s) |
0 |
2 |
4 |
6 |
8 |
10 |
12 |
14 |
16 |
18 |
20 |
Độ dịch chuyển (m) |
0 |
2 |
4 |
4 |
4 |
7 |
10 |
8 |
6 |
4 |
4 |
a. Hãy vẽ đồ thị dịch chuyển – thời gian của xe đồ chơi.
b. Hãy xác định vận tốc và tốc độ tức thời tại các thời điểm 6 s, 10 s và 16 s.
Câu 2:
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống dưới đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do \[g = 9,8m/{s^2}\].
a) Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.
b) Xác định thời gian rơi của vật.
c) Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng.
Câu 3:
Một ô tô tải đang chạy trên đường với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h.
a) Tính gia tốc của ô tô.
b) Tính vận tốc của ô tô đạt được sau 40 s.
c) Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km/h.
Câu 4:
Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 min. Trong 4 min đầu chạy với vận tốc 4 m/s, trong thời gian còn lại giảm vận tốc còn 3 m/s. Tính quãng đường chạy, độ dịch chuyển, tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trên cả quãng đường chạy.
Câu 5:
Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45,0 m so với mặt đất. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Sau bao lâu thì viên đạn chạm đất?
b) Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét?
c) Ngay trước khi chạm đất, vận tốc của viên đạn có độ lớn bằng bao nhiêu?
Câu 6:
Bảng dưới đây ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định.
Thời gian rơi (s) |
||||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
Lần 4 |
Lần 5 |
2,2027 |
0,2024 |
0,2023 |
0,2023 |
0,2022 |
a) Tính sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi.
b) Ghi kết quả thu được sau 5 lần đo.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 6)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 4)
25 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 7: Khí lý tưởng có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 7)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 3)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 2)
về câu hỏi!