Đăng nhập
Đăng ký
1922 lượt thi 50 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ốn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
C. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 2:
Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980.
B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1980.
C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980.
D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980.
Câu 3:
Đến ngày 20 - 9 - 1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên hiệp quốc?
A. 110.
B. 150.
C. 149.
D. 160.
Câu 4:
Quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng thủ đô Phnôm Pênh vào thời gian nào?
A. Ngày 22 - 12 - 1978.
B. Ngày 7 - 1 - 1979.
C. Ngày 17 - 2 - 1979.
D. Ngày 18 - 3 - 1979.
Câu 5:
Tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua vào thời gian nào?
A. Ngày 21 - 11 - 1975.
B. Ngày 25 - 4 - 1976.
C. Ngày 2 - 4 - 1976.
D. Ngày 18 - 12 - 1980.
Câu 6:
Người được bầu làm Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Tôn Đức Thắng,
C. Phạm Văn Đồng.
D. Trường Chinh.
Câu 7:
Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
B. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt - Iêng-xê-ri.
C. Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia.
Câu 8:
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở hai miền Nam - Bắc.
Câu 9:
Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975 là gì?
A. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
B. Có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất.
D. Các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta.
Câu 10:
Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975 là gì?
A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
Câu 11:
Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau năm 1975 là gì?
A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
C. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.
D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia.
Câu 12:
Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau năm 1975?
A. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng.
B. Ổn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
C. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xóa bỏ bóc lột phong kiến.
D. Quốc hữu hóa ngân hàng.
Câu 13:
Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975?
A. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc Nam tại Sài Gòn (tháng 11 - 1975).
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (ngày 25 - 4 - 1976).
C. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (từ ngày 24 - 6 đến 2 - 7 - 1976).
D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 14:
Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) có ý nghĩa gì?
A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 15:
Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa mấy?
A. Khóa IV.
B. Khóa V.
C. Khóa VI.
D. Khóa VII.
Câu 16:
Kì họp thứ I Quốc hộỉ khóa VI có những quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
A. Thống nhất tên nước, xác định Hà Nội là Thủ đô của cả nước.
B. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước.
C. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Câu A và B đúng.
Câu 17:
Niên đại 25 - 4 - 1976 phù hợp với sự kiện nào sau đây?
A. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ nhất.
B. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.
C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước.
D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
Câu 18:
Ngày 25 - 4 - 1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước có bao nhiêu cử tri tham gia?
A. 20 triệu
B. 21 triệu
C. 22 triệu
D. 23 triệu
Câu 19:
Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa gì?
A. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
B. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.
C. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 20:
Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
A. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 21:
Từ ngày 24 - 6 đến 2 - 7 - 1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất với số lượng bao nhiêu đại biểu?
A. 462 đại biểu
B. 472 đại biểu
C. 482 đại biểu
D. 492 đại biểu
Câu 22:
Đại hội Đảng toàn quốc lần IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào lúc nào?
A. Từ ngày 12 đến 18 - 12- 1976.
B. Từ ngày 14 đến 20 - 12- 1976.
C. Từ ngày 10 đến 20 - 12- 1976.
D. Từ ngày 15 đến 20 - 12- 1976.
Câu 23:
“Nước ta đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đó là đặc điểm lớn nhất được nêu ra trong Đại hội lần thứ mấy của Đảng?
A. Đại hội III.
B. Đại hội IV.
C. Đại hội V.
D. Đại hội VI.
Câu 24:
Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào?
A. Từ ngày 27 đến 31 - 3 - 1980.
B. Từ ngày 27 đến 31 - 3 - 1981.
C. Từ ngày 27 đến 31 - 3 - 1982.
D. Từ ngày 27 đến 31 - 3 - 1985.
Câu 25:
Đại hội lần thứ V của Đảng đã khẳng định điều gì?
A. Tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đã vạch ra từ Đại hội lần thứ IV.
B. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
C. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Câu 26:
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thòi gian nào?
A. Từ ngày 15 đến 18 - 12 - 1985.
B. Từ ngày 10 đến 18 - 12 - 1986.
C. Từ ngày 15 đến 18 - 12 - 1986.
D. Từ ngày 20 đến 25 - 12 - 1986.
Câu 27:
Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội IV.
B. Đại hội V.
C. Đại hội VI.
D. Đại hội VII.
Câu 28:
Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Câu 29:
Điền những từ thích hợp vào câu sau đây: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là............
A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.
C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.
D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.
Câu 30:
Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?
A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế.
B. Phát triển kinh tế đối ngoại.
C. Kiềm chế được lạm phát.
D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Câu 31:
Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội trong điều kiện như thế nào?
A. Đất nước đã hòa bình.
B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
C. Đất nước độc lập, thống nhất.
D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 32:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12 - 1976) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây không phải là quyết định của Đại hội lần này?
A. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
C. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980).
D. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước.
Câu 33:
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) là gì?
A. Khôi phục và phát triển kinh tế.
B. Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
C. Vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. Xây dựng nền văn hóa mới.
Câu 34:
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1975 - 1980) là gì?
A. Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam.
C. Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
D. Câu A và C đúng.
Câu 35:
Nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những hạn chế của thời kì nào?
A. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 (1960 - 1965).
B. Thời kì khôi phục kinh tế miền Bắc (1968 - 1973).
C. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980).
D. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985).
Câu 36:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3 - 1982) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội này?
A. Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
B. Tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
C. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải trải qua nhiều chặng.
D. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985).
Câu 37:
Điểm nào chưa phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước (1981 - 1985)?
A. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980 lên đến 17 triệu tấn.
B. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong thời kì 1976 - 1980.
C. Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
D. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn.
Câu 38:
Tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì 1980 - 1985 được biểu hiện ở nhiều mặt. Điểm nào không đúng với thực tế nói trên?
A. Vấn đề lương thực chưa được giải quyết.
B. Đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa ổn định.
C. Hàng tiêu dùng còn khan hiếm.
D. Văn hóa - giáo dục chưa được coi trọng.
Câu 39:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội trong những năm 1980 - 1985?
A. Do hậu quả chiến tranh.
B. Do sai lầm, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, quản lí.
C. Do chính sách cấm vận của Mĩ.
D. Do quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không bình thường.
Câu 40:
Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) là gì?
A. Do nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. Do chính sách cấm vận của Mĩ đã làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước.
C. Sự khống chế, phá hoại của các lực lượng thù địch.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 41:
Từ sau ngày 30 - 4 - 1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?
A. Quân xâm lược Mĩ.
B. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia).
C. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của quân Trung Quốc.
D. Câu B và C đúng.
Câu 42:
Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?
A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 43:
Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.
B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.
C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.
D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.
Câu 44:
Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?
A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
B. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Câu 45:
Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI?
A. Đổi mới về kinh tế.
B. Đổi mới về chính trị.
C. Đổi mới về văn hóa.
D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Câu 46:
Đại hội Đảng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ nhưng quan trọng nhất là đổi mới trên lĩnh vực nào?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C. Đổi mới về kinh tế.
D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 47:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Câu 48:
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phảỉ làm gì?
Câu 49:
Trong số Ba chưong trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đầu?
A. Lương thực, thực phẩm.
B. Hàng xuất khẩu.
C. Hàng tiêu dùng.
Câu 50:
Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu nhất?
A. Để tiện lợi cho việc sản xuất.
B. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn.
C. Để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.
D. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.
384 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com