Đăng nhập
Đăng ký
2559 lượt thi 28 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất gì?
A. Là một liên minh phòng thủ về quân sự-chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến của Mĩ và Tây Âu.
B. Là một liên minh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.
C. Là một tổ chức quân sự - chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì chủ nghĩa xã hội.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2:
Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng với khối quân sự nào của Mĩ?
A. Khối SEATO.
B. Khối CENTO.
C. Khối NATO.
D. Khối Mac-san.
Câu 3:
“Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung” được kí kết vào thời gian nào?
A. Ngày 1 - 10 - 1949.
B. Ngày 14 - 2 - 1950.
C. Ngày 12 - 4 - 1950.
D. Ngày 16 - 12- 1949.
Câu 4:
Hiểu các nước ở Đông Âu theo nghĩa lịch sử như thế nào cho đúng?
A. Vị trí địa lí phía Đông châu Ầu.
B. Các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. Các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xô
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5:
Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì?
A. Xâm lược các nước này.
B. Tiêu diệt phát xít Đức, trả thù món nợ ở Liên Xô.
C. Giúp nhân dân các nước này tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Giúp nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.
Câu 6:
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 7:
Sự kiện nào dưới đây gắn với các nước nước Đông Âu trong những năm 1947 -1948?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản.
C. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
D. Đang chống chủ nghĩa phát xít Đức.
Câu 8:
Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì?
A. Tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.
D. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ.
Câu 9:
Nguyên nhân nào dưới đây không gắn vớỉ sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.
B. Do nghị quyết của Hội nghị I-an-ta (2 - 1945).
C. Do thành quả đấu tranh của các lực lượng yêu nước chống phát xít ở Đông Âu và do Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.
D. Do nhân dân dân các nước Đông Âu bị chiến tranh tàn phá.
Câu 10:
Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản.
D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Câu 11:
Lí do nào là chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.
Câu 12:
Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường nào?
A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập.
Câu 13:
Nước nào ở Đông Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực” trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cộng hòa Dân chủ Đức.
B. Tiệp Khắc.
C. Ru-ma-ni.
D. Hung-ga-ri.
Câu 14:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu phải trải qua khó khăn và thách thức nào lâu dài nhất?
A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
D. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.
Câu 15:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Âu vững tin bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộỉ?
A. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 - 1949) và nhiệt tình của nhân dân.
B. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng tưong trợ kinh tế (SEV).
C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.
Câu 16:
Mục đích nào dưới đây không nằm trong việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa?
A. Cần có sự hợp tác nhiều bên.
B. Sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao năng suất lao động và xóa bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ.
C. Tăng thêm sức mạnh trong việc đối phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây.
D. Chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.
Câu 17:
Mục đích chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-sa-va (14 - 5 -1955) là gì?
A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu .
Câu 18:
Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất gì?
A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 19:
Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
D. “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 20:
Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô như thế nào?
A. Phát triển tương đối ổn định.
B. Sản xuất công nghiệp kém phát triển.
C. Mức sống của nhân dân giảm sút.
D. Sản xuất trì trệ, lương thực, thực phẩm phải nhập từ phương Tây.
Câu 21:
Vì sao Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
B. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. Phải cải tổ để sớm áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật đang phát triển của thế giới.
D. Tất cả các lí do trên
Câu 22:
Nội dung cơ bản của công cuộc “cải tổ” của Liên Xô là gì?
A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
B. Cải tổ hệ thống chính trị.
C. Cải tồ xã hội.
D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
Câu 23:
Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.
Câu 24:
Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
Câu 25:
Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước, nhân dân Xô viết nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 26:
Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.
B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
C. Rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội.
Câu 27:
Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đã mắc phải thiếu sót và sai lầm nào?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Tập thể hóa nông nghiệp.
C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
D. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kỉện đất nước mình khác biệt.
Câu 28:
Sau khi Liên Xô sụp đổ, tình hình Liên bang Nga như thế nào?
A. Trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. Trở thành quốc gia kế tục Liên Xô.
C. Trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
D. Trở thành quốc gia Liên bang Xô viết.
512 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com