Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
11762 lượt thi 33 câu hỏi 30 phút
42842 lượt thi
Thi ngay
18831 lượt thi
19649 lượt thi
10133 lượt thi
17900 lượt thi
7353 lượt thi
12453 lượt thi
5262 lượt thi
Câu 1:
Yêu cầu nào của giai cấp tư sản Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 chứng tỏ họ muốn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa?
A. Thực hiện cải cách xã hội
B. Thực hiện cải cách giáo dục
C. Giúp đỡ phát triển kĩ nghệ
D. Tham gia các hội đồng tự trị
Câu 2:
Trong những năm 1885 - 1905, giai cấp tư sản Ấn Độ yêu cầu thực dân Anh giúp đỡ họ phát triển lĩnh vực nào?
A. Thương mại
B. Nông nghiệp
C. Luyện kim
D. Kĩ nghệ
Câu 3:
Trong những năm 1885 - 1905, giai cấp tư sản Ấn Độ yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách về mặt
A. kinh tế, chính trị
B. chính trị, văn hóa
C. an ninh, đối ngoại
D. giáo dục, xã hội
Câu 4:
Nội dung nào không phản ánh đúng yêu cầu của giai cấp tư sản Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905?
A. Muốn thực dân Anh giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ
B. Muốn thực dân Anh thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội
C. Được tự do xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
D. Đòi hỏi nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị
Câu 5:
Trong những năm 1885 - 1905, giai cấp nào ở Ấn Độ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tư sản dân tộc
D. Tiểu tư sản
Câu 6:
Ti-lắc đứng đầu phái nào trong Đảng Quốc đại ở Ấn Độ?
A. Dân chủ cấp tiến
B. Ôn hòa
C. Đại nghị
D. Quân chủ lập hiến
Câu 7:
Trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái
A. "ôn hòa"
B. "cực đoan"
C. "tiến bộ"
D. "đấu tranh"
Câu 8:
Người đứng đầu phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là
A. A-cơ-ba
B. Gian-han-ghi-a
C. Ti-lắc
D. Nê-ru
Câu 9:
Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối thái độ thỏa hiệp của phái
A. "cực đoan"
B. "ôn hòa"
C. "cộng hòa"
D. "nghị trường"
Câu 10:
Ban Gan-đa-kha Ti-lắc (1856 - 1920) là
A. nhà ngôn ngữ, nhà sử học
B. nhà kinh tế học, nhà chính trị học
C. nhà sử học, nhà địa lí học
D. nhà toán học, nhà ngôn ngữ
Câu 11:
Chủ trương đấu tranh của Ti-lắc là gì?
A. Đòi hỏi được tham gia chính quyền
B. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Cải cách về mặt giáo dục, xã hội
D. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
Câu 12:
Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã
A. mua chuộc các chúa phong kiến bản xứ
B. tăng cường thực hiện chính sách chia để trị
C. tiến hành cải cách về kinh tế - xã hội, chính trị, giáo dục
D. nhượng bộ cho Đảng Quốc đại một số ghế trong Chính phủ
Câu 13:
Ở Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị nhằm
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Ấn Độ
B. khai thác tối đa tài nguyên và sức lao động ở Ấn Độ
C. hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
D. biến Ấn Độ thành thuộc địa giàu có và hùng mạnh nhất
Câu 14:
Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, tháng 7 - 1905, thực dân Anh đã
A. nhượng bộ giai cấp tư sản Ấn Độ
B. bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù
C. thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
D. ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
Câu 15:
Theo đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh (ban hành tháng 7 - 1905), miền Đông Ấn Độ thuộc về các tín đồ
A. đạo Phật
B. đạo Hồi
C. đạo Thiên Chúa
D. đạo Hinđu
Câu 16:
Theo đạo luật chia đôi xứ Ben-gan (ban hành tháng 7 - 1905), miền Tây Ấn Độ của những người theo tôn giáo nào?
A. Đạo Thiên Chúa
B. Đạo Phật
C. Đạo Hinđu
D. Đạo Hồi
Câu 17:
Việc thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở
A. Bom-bay và Can-cút-ta
B. Đê-li và Bom-bay
C. Can-cút-ta và Ma-đrát
D. Ban-ga-lo và Can-cút-ta
Câu 18:
Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra vào tháng 7 - 1905 ở Ấn Độ?
A. Đảng Quốc dân đại hội được thành lập
B. Thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù
C. Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện
D. Chính quyền Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
Câu 19:
Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra vào ngày 16 - 10 - 1905 ở Ấn Độ?
A. Thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù
B. Chính quyền Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
C. Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) đuợc thành lập
D. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc
Câu 20:
Sự kiện lịch sử nào sau đây không diễn ra vào ngày 16 - 10 - 1905 ở Ấn Độ?
A. Đạo luật chia cắt xứ Ben-gan bắt đầu có hiệu lực
B. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: "Ấn Độ của người Ấn Độ"
C. Thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù
Câu 21:
Dòng sông linh thiêng của người Ấn Độ là
A. sông Ấn
B. sông Hằng
C. sông Nac-ma-đa
D. sông Bra-ma-put
Câu 22:
Nhân dân Ấn Độ coi ngày gắn với sự kiện nào sau đây là ngày quốc tang?
A. Hàng vạn công nhân Bom-bay đấu tranh vũ trang
B. Đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực
C. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
D. Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh ở Bom-bay và Can-cút-ta
Câu 23:
Ngày 16 - 10 - 1905, bao nhiêu người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc?
A. Hơn 10 vạn người
B. Hơn 20 vạn người
C. Hơn 30 vạn người
D. Hơn 40 vạn người
Câu 24:
Ngày 16 - 10 - 1905, khắp nơi trên đất nước Ấn Độ vang lên khẩu hiệu gì để chống thực dân Anh?
A. "Ấn Độ của người Ben-gan"
B. "Ấn Độ của người Pa-ki-xtan''
C. "Ấn Độ của người Ấn Độ"
D. "Ấn Độ của người Hồi giáo"
Câu 25:
Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" được nêu lên khi nào?
A. Đạo luật chia cắt Ben-gan được ban hành
C. Đạo luật chia cắt Ben-gan bị thu hồi
D. Đảng Quốc đại khai trừ Ti-lắc
Câu 26:
Để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc, hàng vạn công nhân ở đâu tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày?
A. Đê-li
B. Can-cút-ta
C. Bom-bay
D. Ma-đrát
Câu 27:
Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra vào tháng 6 - 1908 ở Ấn Độ?
C. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: "Ấn Độ của ngưòi Ấn Độ"
D. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
Câu 28:
Cao trào đấu tranh 1905 - 1908 ở Ấn Độ do lực lượng nào lãnh đạo?
A. Giai cấp nông dân Ấn Độ
B. Giai cấp công nhân Ấn Độ
C. Một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ
D. Quý tộc phong kiến Ấn Độ
Câu 29:
Đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là
A. phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905
B. phong trào đấu tranh của công nhân ở Bom-bay năm 1908
C. phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân ở Ma-đrát năm 1908
D. phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở bờ sông Hằng năm 1905
Câu 30:
Mục tiêu của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1905 - 1908 là gì?
A. Cơm áo và hòa bình
B. Tự do và dân chủ
C. Độc lập và dân chủ
D. Cơm áo và tự do
Câu 31:
Trong cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ, lực lượng lần đầu tiên tham gia phong trào dân tộc là
A. trí thức
B. nông dân
C. công nhân
D. binh lính
Câu 32:
Lí do cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm ngừng vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Do chưa xây dựng được đường lối đấu tranh đúng đắn
B. Do các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát
C. Do chưa tập hợp được đông đảo các lực lượng đấu tranh trong cả nước
D. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại
Câu 33:
Sự thành lập Đảng Quốc đại đánh dấu một giai đoạn mới, đó là giai đoạn
A. giai cấp vô sản Ấn Độ đã trưởng thành
B. giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời
C. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
D. phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ
2 Đánh giá
50%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com