0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Thị Ngân Trần
22:19 - 01/05/2023

Câu hỏi 1
Trình bày quan điểm của bạn về câu nói sau: “Mọi người đều là thiên tài. Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch
Mỗi người sinh ra ai cũng có một năng khiếu và một tài năng riêng của chính mình, vậy tại sao lại nhiều người rất hay so sánh người này tại sao họ làm tốt nhưng mình lại không làm được. Có bao giờ bạn ước được hát hay như người ta không, bạn vẽ đẹp hay múa dẻo như người ta không? Bạn ạ không phải vì chúng ta vô dụng mà lại tự ti về bản thân mình, ai cũng có một năng tài năng riêng của bản thân nhưng người khác lại không nhìn vào điểm tốt mà đánh giá về bạn mà họ lại đánh vào những điểm yếu của chính bản thân mình.
Có rất nhiều người mẹ chỉ nhìn vào các điểm yếu, điểm tiêu cực mà không nhìn vào điểm mạnh của con mình, đó là con rất thông minh, học toán và các môn khoa học tự nhiên rất nhanh, chơi cờ giỏi, mê đá bóng,…và hay giúp đỡ mọi người, giúp đỡ bạn.
Lúc trước tôi cũng từng là một người như vậy luôn phán xét người khác qua những điểm yếu của họ nhưng sau này, do đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, tiếp xúc thực tiễn nhiều,...rồi tôi mới nhận ra rằng, tất cả mội người xung quanh tôi, các bạn của tôi đã trưởng thành ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi, rằng:
Mỗi người đều có sự thông minh của ở mình, tuy nhiên thông minh theo cách khác nhau – đó chính là quan điểm của thuyết đa trí tuệ (đa trí thông minh) của Gardner. Theo thuyết đa trí tuệ mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trong số 8 loại: ngôn ngữ, lôgic/toán học, âm nhạc, không gian, vận động cơ thể, giao tiếp (tương tác cá nhân), nội tâm (hướng nội), thiên nhiên (tự nhiên học). Tuy nhiên, ứng với mỗi cá nhân sẽ có những loại trí thông minh vượt trội hơn các trí thông minh còn lại.
Thuyết Đa trí tuệ cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù thông minh” khác nhau. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của mỗi người mà có thể sẽ thay đổi (tăng hay giảm) tùy vào sự trau dồi của mỗi cá nhân. Tất cả những điều diễn ra ở môi trường xung quanh sẽ đều tác động đến chúng ta thông qua các giác quan. Nếu ở trong những môi trường thiếu hụt sự kích thích giác quan, thì não bộ chúng ta sẽ không thể phát triển tối ưu, mất đi cơ hội phát triển những khả năng đặc biệt. Trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em, vai trò của cha mẹ và những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ phần nào tạo ra một môi trường sống lý tưởng để trẻ em phát triển hết được khả năng của mình và vươn lên đến những đỉnh cao mới.