Đề minh họa tốt nghiệp THPT Giáo dục kinh tế và pháp luật có đáp án năm 2025 (Đề 7)

21 người thi tuần này 4.6 21 lượt thi 28 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

202 người thi tuần này

46 Bài tập Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án

404 lượt thi 46 câu hỏi
192 người thi tuần này

45 Bài tập Tăng trưởng và phát triển kinh tế có đáp án

384 lượt thi 45 câu hỏi
166 người thi tuần này

45 Bài tập Bảo hiểm có đáp án

332 lượt thi 45 câu hỏi
144 người thi tuần này

27 Bài tập Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án

288 lượt thi 27 câu hỏi
126 người thi tuần này

45 Bài tập Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án

252 lượt thi 45 câu hỏi
124 người thi tuần này

32 Bài tập Quản lí thu, chi trong gia đình có đáp án

248 lượt thi 32 câu hỏi
108 người thi tuần này

32 Bài tập An sinh xã hội có đáp án

216 lượt thi 32 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là gì?

Xem đáp án

Câu 2:

Văn bản áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Câu 3:

Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

Xem đáp án

Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

Xem đáp án

Câu 5:

Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

Xem đáp án

Câu 6:

Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 7:

GDP là viết tắt của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 8:

Một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 9:

Quyền kinh doanh của công dân được hiểu là: quyền được tự do kinh doanh trong

Xem đáp án

Câu 10:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Khẳng định nào sau đây là chưa đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị?

Xem đáp án

Câu 12:

Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Câu 13:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

Xem đáp án

Câu 14:

Thị trường lao động được cấu thành bởi mấy yếu tố?

Xem đáp án

Câu 16:

Với loại hình bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm dựa trên cơ sở nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 18:

Hành vi nào sau đây là không phù hợp khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

Xem đáp án

Câu 19:

Khi thực hiện kế hoạch thu, chi trong gia đình, vì lí do khách quan nên chị B đã chi tiêu vượt mức so với kế hoạch đã đề ra. Chị B cần phải điều chỉnh kế hoạch thu, chi như thế nào?

Xem đáp án

Câu 21:

Chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo của Nhà nước Việt Nam thể hiện tính chất nào dưới đây của giáo dục?

Xem đáp án

Câu 22:

Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung được gọi là

Xem đáp án

Câu 23:

Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế liên quốc gia là nói đến pháp luật

Xem đáp án

Câu 25:

PHẦN II.  Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Nhờ sự hội nhập quốc tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, từ 10 tỉ USD (năm 1995) lên 38 tỉ USD (năm 2019). Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 21 về thu hút vốn FDI toàn thế giới, đứng thứ ba ở khu vực, chỉ sau Singapore và Indonesia. Những năm qua, kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng vượt bậC. Tiêu biểu như năm 2019, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN đạt 57 tỉ USD, tăng gấp 17 lần so với năm 1995, trong đó xuất khẩu đạt 24,96 tỉ USD, nhập khẩu đạt 32,09 tỉ USD. ASEAN là đối tác xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam (sau Mỹ, EU, Trung Quốc) và là thị trường cung cấp hàng hoá nhập khẩu lớn thứ ba vào Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc).

(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Việt Nam - ASEAN: Hai mươi lăm năm một chặng đường”, ngày 14/08/2020)

a) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn có tên gọi khác là vốn ODA.

b) Nhờ sự hội nhập khu vực mà khởi đầu là ASEAN, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì qua các năm.

c) ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

d) Tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, có cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài.


Câu 26:

Câu 2. Đọc tình huống sau

Tình huống. Công ty ABC là một doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Khi trúng thầu một dự án công trình công cộng, công ty đã nhận được các ưu đãi về thuế từ chính phủ nhằm thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng toàn bộ các khoản ưu đãi này để đầu tư vào dự án, ban lãnh đạo công ty đã sử dụng một phần ưu đãi thuế để đầu tư vào các dự án khác không liên quan, nhằm tăng lợi nhuận ngắn hạn cho công ty. Sau khi bị phát hiện, công ty bị yêu cầu hoàn trả toàn bộ số tiền thuế đã được miễn giảm và chịu các hình thức kỷ luật khác từ phía chính quyền.

a) Việc sử dụng sai mục đích các ưu đãi thuế từ chính phủ không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho ngân sách nhà nước mà còn làm suy giảm lòng tin của xã hội vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khiến những doanh nghiệp khác có thể gặp khó khăn khi tiếp cận các ưu đãi tương tự trong tương lai.

b) Nếu không bị phát hiện, việc sử dụng ưu đãi thuế sai mục đích vẫn sẽ giúp công ty ABC tối đa hóa lợi nhuận mà không gây ra bất kỳ rủi ro nào về mặt pháp lý hay đạo đức kinh doanh.

c) Hành vi của công ty ABC chỉ là một vấn đề quản lý nội bộ và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của công ty cũng như các doanh nghiệp trong cùng ngành.

d) Quyết định sử dụng ưu đãi thuế không đúng mục đích của ban lãnh đạo công ty thể hiện sự thiếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có thể dẫn đến những tác động tiêu cực lâu dài như mất niềm tin từ đối tác và khách hàng, cũng như bị loại khỏi các dự án thầu trong tương lai.


Câu 27:

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Theo bản án số 01/2022/HNGĐ-ST ngày 28/3/2022 của Toà án nhân dân thị xã D, tỉnh B, chị H và anh N kết hôn với nhau vào ngày 24/7/2007, có đăng kí kết hôn trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn, chị H và anh N chung sống hạnh phúc được một thời gian thì phát sinh mâu thuẫn do anh N thường xuyên uống rượu, không tu chí làm ăn, không chăm lo cuộc sống trong gia đình, vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã. Mặc dù mâu thuẫn giữa chị H và anh N đã được hai bên gia đình nội ngoại hoà giải nhiều lần nhưng không có kết quả. Do không thể sống chung với nhau được nữa nên chị H và anh N đã sống li thân từ đầu năm 2021 đến khi ra Toà án. Từ khi sống li thân, vợ chồng anh chị không còn ai quan tâm, chăm sóc tới nhau. Xét thấy tình cảm vợ chồng không còn và không thể tiếp tục chung sống với nhau nên chị H yêu cầu toà án giải quyết cho chị được li hôn với anh N.

Chị H và anh N có ba con chung (sinh năm 2008, 2015, 2019), không ai có con riêng, không ai nhận nuôi con nuôi. Khi li hôn, chị H có nguyện vọng được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ba con chung của chị và anh N. Chị không yêu cầu anh N cấp dưỡng nuôi con chung.

a) Việc anh N thường xuyên uống rượu, không tu chí làm ăn, không chăm lo cuộc sống trong gia đình là hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Chị H không có quyền yêu cầu li hôn với anh N vì đã có ba con chung với anh N và các con còn nhỏ.

c) Các con của chị H, anh N đều chưa thành niên nên đều không có quyền lựa chọn ở cùng chị H hoặc anh N mà sẽ do Toà án phân định.

d) Khi phát hiện các hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân về hôn nhân và gia đình, học sinh chưa có quyền tố cáo mà cần thông qua bố mẹ hoặc thầy, cô giáo.


Câu 28:

Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước, người nước ngoài được hưởng các chế độ pháp lí, trong đó có chế độ tối huệ quốc. Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kì nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành và sẽ dành cho bất kì một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của quốc gia đó. Như vậy, chế độ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện cũng như các tiêu chuẩn pháp lí như nhau (theo nghĩa bình đẳng, bình quyền) cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của các quốc gia đã kí kết với nhau hiệp định mà trong đó có quy định chế độ này.

a) Chế độ tối huệ quốc là một trong số chế độ pháp lí nằm trong công pháp quốc tế về dân cư.

b) Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải.

c) Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài chỉ được hưởng một phần quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành cho nước ngoài đang sinh sống tại lãnh thổ của quốc gia đó.

d) Người nước ngoài sang Việt Nam học tập phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.


4.6

4 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%