Đề kiểm tra Giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

31 người thi tuần này 4.6 221 lượt thi 28 câu hỏi 45 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Hiện nay, tổ chức nào sau đây được coi là tổ chức liên kết quốc tế lớn nhất hành tinh?

Xem đáp án

Câu 2:

Bản Hiến chương Liên hợp quốc đã được thông qua khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Câu 3:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh quốc tế?

Xem đáp án

Câu 4:

Hội nghị I-an-ta diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Câu 5:

Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

Xem đáp án

Câu 6:

Sự xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX không tác động đến việc

Xem đáp án

Câu 7:

Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hệ quả từ những quyết định của

Xem đáp án

Câu 8:

Nhận xét nào sau đây là đúng về vị thế của các cường quốc trong trật tự thế giới hai cực I-an-ta (1945-1991)?

Xem đáp án

Câu 9:

Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ năm 1991 đã

Xem đáp án

Câu 10:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Câu 11:

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, yếu tố nào sau đây đóng vai trò là trung tâm trong quan hệ quốc tế?

Xem đáp án

Câu 12:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Câu 13:

Sau Chiến tranh lạnh, một trong những mục tiêu của các quốc gia là

Xem đáp án

Câu 14:

Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia là biểu hiện của xu thế nào sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Câu 15:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?

Xem đáp án

Câu 16:

Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là

Xem đáp án

Câu 17:

Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm

Xem đáp án

Câu 18:

Quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Câu 19:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 nhằm đáp ứng nhu cầu

Xem đáp án

Câu 20:

Nhận xét nào sau đây là đúng về sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Câu 21:

Một trong những nội dung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là

Xem đáp án

Câu 22:

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 23:

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN là những văn kiện thể hiện nỗ lực của tổ chức ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng

Xem đáp án

Câu 24:

Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã tạo ra thách thức nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 25:

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:

Tư liệu: “Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ngày càng trở nên cấp bách. Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.”

(Nguồn: SGK Lịch sử 12 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7).

A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến bối cảnh dẫn đến sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

B. Ở giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh.

C. Ngay từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, ý tưởng về việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc đã xuất hiện.

D. Liên hợp quốc ra đời trên cơ sở kế thừa thành công của tổ chức Hội quốc liên.


Câu 26:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

     Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, mặc dù chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn nhưng xu thế hòa hoãn giữa hai bên cũng tiếp tục phát triển. Năm 1972, Liên Xô và Mỹ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, đạt được những thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược. Từ nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, bình thường hóa quan hệ.

Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba- chốp tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), hai bên đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu cuối những năm 80 của thế kỉ XX và sự tan rã của Liên Xô (1991) đã chấm dứt Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 15)

A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991, trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ.

B. Việc Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược năm 1972 là một biểu hiện chứng tỏ sự suy yếu bước đầu của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

C. Mỹ và Liên Xô thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, sau đó đi đến tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh xuất phát từ nhận thức của hai nước về hậu quả của việc chạy đua vũ trang.

D. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.


Câu 27:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

       Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. Điều này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của xu thế khu vực hóa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.

      Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau, từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.

       Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với năm nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 18-19)

A. ASEAN là tên viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập năm 1967 tại Thái Lan.

B. ASEAN là tổ chức liên kết khu vực xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam Á và trên thế giới.

C. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là nhằm đối phó với những thách thức về an ninh, chính trị từ bên ngoài.

D. Tổ chức ASEAN được thành lập là kết quả tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, đều có vai trò quyết định.


Câu 28:

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Vấn đề an ninh được xem là thách thức lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. Đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại không gian chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trực tiếp là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước trong qua trình hợp tác; việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác hoà hợp cộng đồng.

Những vấn đề an ninh phi truyền thống như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, ... gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định để phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 31, 32)

a. Tư liệu trên đề cập đến những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt.

b. Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với những thách thức trong nội khối và từ bên ngoài.

c. Vấn đề an ninh (đặc biệt là an ninh trên Biển Đông) được xem là thách thức lớn nhất từ bên ngoài tác động đến Cộng đồng ASEAN.

d. Vấn đề Biển Đông; biến đổi khí hậu,… là những thách thức có tính khu vực. Tuy nhiên, để giải quyết thách thức này, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.


4.6

44 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%