Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp
25 người thi tuần này 4.6 5.7 K lượt thi 10 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 1
31 câu Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tập hợp có đáp án
Đề thi cuối học kỳ 2 Toán 6 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án - Đề 1
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Lời giải:
Tùy vào sở thích học tập của mỗi bạn ta sẽ có câu trả lời tương ứng:
+) Nếu em thích học môn toán thì sẽ thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.
+) Nếu em không thích học môn toán thì sẽ không thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.
Lời giải
Lời giải:
- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1 là: Vở, bút, thước thẳng, eke.
- Tên các bạn trong tổ của em là: Thắm, Trọng, Cương, Xuân (Tùy vào mỗi bạn sẽ có các câu trả lời khác nhau).
- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11.
Lời giải
Lời giải:
a) Các chữ cái trong từ "gia đình" theo thứ tự là: g, i, a, đ, i, n, h. Em thấy chữ i xuất hiện hai lần, mà các phần tử trong tập hợp được liệt kê một lần.
Nên bằng cách liệt kê các phần tử, tập hợp M được viết dưới dạng:
M = {g, i, a, đ, n, h}.
b)
+) a ∈ M
Quan sát các phần tử của tập hợp M, ta nhận thấy phần tử a nằm trong tập hợp M nên a thuộc M là đúng.
+) o ∈ M
Ta nhận thấy, các phần tử thuộc M không có o nên o không thuộc vào tập hợp M. Do đó khẳng định trên là sai.
+) b ∉ M
Ta nhận thấy, các phần tử thuộc M không có b nên b không thuộc vào tập hợp M. Do đó khẳng định trên là đúng.
+) i ∈ M
Ta nhận thấy, i nằm trong tập hợp M nên i thuộc tập hợp M. Do đó khằng định trên là đúng.
Lời giải
Lời giải:
a) Quan sát tập hợp E, ta thấy:
Cách 1. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn có một chữ số.
Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn có một chữ số}.
Cách 2. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn và x < 10}.
b) Các số tự nhiên thỏa mãn vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20 là: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19. Nên tập hợp P được viết dưới dạng liệt kê như sau: P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.
Lời giải
Lời giải:
a) Các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15 là: 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14.
Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp A được viết dưới dạng: A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.
b) Ta nhận thấy:
+ Tập A chứa số 10 hay 10 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 10 ∈ A.
+ Tập A chứa số 13 hay 13 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 13 ∈ A.
+ Tập A không chứa số 16 hay 16 không thuộc tập hợp A nên ta viết 16 ∉ A.
+ Tập A không chứa số 19 hay 19 không thuộc tập hợp A nên ta viết 19 ∉ A.
c) Các số chẵn thuộc tập hợp A bao gồm: 8; 10; 12; 14.
Theo cách liệt kê, tập hợp B được viết dưới dạng: B = {8; 10; 12; 14}.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, gọi x là phần tử thuộc tập hợp B, khi đó B được viết dưới dạng: B = {x ∈ A| x là các số chẵn}.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
1141 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%