Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5. Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn có đáp án

  • 959 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Số nào sau đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải\(\)

Đáp án đúng là: C

\(\frac{7}{{25}} = 2,8\) là số thập phân hữu hạn.

\(\frac{{49}}{{35}} = \frac{{7 \times 7}}{{7 \times 5}} = \frac{7}{5} = 1,4\) là số thập phân hữu hạn.

\(\frac{{12}}{9} = \frac{{3 \times 4}}{{3 \times 3}} = \frac{4}{3} = 1,(3)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{{27}}{{18}} = \frac{{9 \times 3}}{{9 \times 2}} = \frac{3}{2} = 1,5\) là số thập phân hữu hạn.


Câu 2:

Số nào sau đây là số thập phân hữu hạn?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

\( - \frac{3}{{11}} = - 0,(27)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{{45}}{{18}} = \frac{{9 \times 5}}{{9 \times 2}} = \frac{5}{2} = 2,5\) là số thập phân hữu hạn.

\( - \frac{{47}}{{27}} = - 1,(740)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{5}{{11}} = 0,(45)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.


Câu 3:

Làm tròn số thập phân 5,4827543…với độ chính xác là 0,005?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Độ chính xác 0,005 là làm tròn đến phần trăm

Ta gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm 5,4827543…Nhận thấy chữ số hàng phần nghìn là 2 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số hàng phần trăm và bỏ đi các chữ số thập phân sau hàng phần trăm.

\(5,4827543 \ldots \approx 5,48\)


Câu 4:

Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Người ta đã chứng minh được rằng:

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{2}{3}\) có mẫu số là 3 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{2}{3}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{3}{4}\) có mẫu số là 4 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 nên phân số \(\frac{3}{4}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\frac{2}{5}\) có mẫu số là 5 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 5 nên phân số \(\frac{2}{5}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\frac{7}{{20}} = \frac{7}{{4 \times 5}} = \frac{7}{{2 \times 2 \times 5}}\) có mẫu số là 20 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 và 5 nên phân số \(\frac{7}{{20}}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.


Câu 5:

Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân hữu hạn?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Người ta đã chứng minh được rằng:

-Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

-Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{4}{9} = \frac{4}{{3 \times 3}}\) có mẫu số là 9 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{4}{9}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{3}{{11}}\) có mẫu số là 11 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{3}{{11}}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{5}{2}\) có mẫu số là 2 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 nên phân số \(\frac{5}{2}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\frac{3}{7}\) có mẫu số là 7 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{3}{7}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.


4.5

Đánh giá trung bình

50%

50%

0%

0%

0%

Nhận xét

9 tháng trước

flippy

k

6 tháng trước

kiet tuan

cũng hay mà hơi khó

Bình luận


Bình luận