Thông tin tuyển sinh trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Video giới thiệu trường Đại học Thủ đô Hà Nội

A. Giới thiệu trường Đại học Thủ đô Hà Nội

- Tên trường: Đại học Thủ đô Hà Nội

- Tên tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University (HMU)

- Mã trường: HNM

- Loại trường: Công lập

- Hệ đào tạo: Đại học - Cao đẳng - Ngắn hạn

- Địa chỉ:

+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

+ Địa chỉ cơ sở 2: Số 131 thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội

+ Địa chỉ cơ sở 3: Số 6, phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

- SĐT: (+84) 24.3833.0708 - (+84) 24.3833.5426

- Email: daotao@gmail.com - banbientap@hnmu.edu.vn

- Website: http://hnmu.edu.vn/

- Facebook: https://www.facebook.com/hnmu.edu.vn/

B. Thông tin tuyển sinh Đại học Thủ đô Hà Nội

Năm 2024, trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh 29 ngành đại học chính quy với khoảng 2290 chỉ tiêu theo 4 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT; Xét kết quả học tập lớp 12 và Xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bậc 3 trở lên.

1.1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định;

b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

3. Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, Trường có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh.

4. Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập có nguyện vọng được đăng kí dự tuyển, Trường xem xét trong khả năng cho phép để thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.

1.2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trên toàn quốc đối với 29 ngành đào tạo trình độ đại học, thông qua 04 phương thức xét tuyển.

1.3. Phương thức tuyển sinh

(1) Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Lưu ý: Một số ngành tuyển sinh của Trường, thí sinh đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia và thí sinh đạt giải trong các cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các ngành đúng hoặc ngành gần với môn thi được xác định theo bảng sau:

 

Media VietJack

(2) Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên (tính đến thời điểm nộp hồ sơ còn thời gian sử dụng theo quy định);

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thực hiện xét tuyển theo điểm số được ghi trên chứng chỉ của thí sinh, theo nguyên tắc xét từ trên cao xuống thấp; Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc như sau:

Media VietJack

(3) Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc Trung học phổ thông (viết tắt là THPT).

(4) Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack
Media VietJack

1.4.2. Một số quy định về thi tuyển năng khiếu và các tổ hợp xét tuyển đặc thù

a. Tổ chức thi NK trực tiếp tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội

- Môn năng khiếu 1 NK1): Tại chỗ bật xa (thí sinh được thực hiện 02 lần, lấy thành tích ở lần thực hiện tốt nhất).

- Môn năng khiếu 2 NK2): Chạy con thoi (04 lần x 10m).

b. Điều kiện được miễn thi năng khiếu (NK)

- Vận động viên cấp 1; kiện tướng cấp quốc gia; thí sinh đoạt huy chương vàng, đạt giải nhất TDTT cấp tỉnh trở lên được tổ chức một lần trong năm được miễn thi các môn NK và được hưởng 10.0 điểm các môn NK; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

- Thí sinh đoạt huy chương bạc, đồng; đạt giải nhì, giải ba cấp tỉnh trở lên được tổ chức một lần trong năm được miễn thi các môn NK và được hưởng 9.0 điểm các môn NK; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

- Nếu thí sinh chỉ đăng kí xét tuyển bằng tổ hợp T05, T08 có thể chỉ dự thi một môn NK1.

(Thí sinh có thể sử dụng kết quả thi tuyển năng khiếu do các cơ sở giáo dục đại học khác tổ chức để xét tuyển vào trường).

1.4.3. Một số định hướng đào tạo đặc thù của trường Đại học Thủ đô Hà Nội

- Đối với ngành Toán ứng dụng, nhà trường tổ chức đào tạo theo chuyên ngành Toán tin ứng dụng.

- Đối với ngành Quản lí công, nhà trường tổ chức đào tạo chuyên ngành Quản lí tài chính công.

- Đối với ngành Quản trị kinh doanh, sau khi trúng tuyển và nhập học, thí sinh có thể lựa chọn một trong các chuyên ngành: Quản trị Marketing, Kinh doanh số, Quản trị doanh nghiệp.

- Đối với ngành Chính trị học, nhà trường tổ chức đào tạo chuyên ngành Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đối với ngành Công nghệ kĩ thuật môi trường, nhà trường tổ chức đào tạo chuyên ngành Phân tích môi trường

- Đối với ngành Văn hóa học, kết thúc năm thứ nhất, sinh viên có thể đăng kí học một trong các chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch; Công nghiệp văn hóa.

1.5. Ngưỡng đầu vào

Không áp dụng quy định về ngưỡng đầu vào đối với thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế khi đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất.

1.5.1. Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT

a. Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Riêng đối với ngành Giáo dục thể chất, ngoài ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh phải đạt kết quả thi tuyển năng khiếu tối thiểu từ 5,0 điểm trở lên (thang điểm 10).

b. Đối với các ngành đào tạo khác: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.

1.5.2. Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả học tập bậc THPT

a. Đối với tuyển sinh đào tạo hình thức khác chính quy hoặc phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề khi:

- Học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở

- Riêng đối với ngành Giáo dục thể chất, thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

b. Đối với các ngành đào tạo khác: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.

1.5.3. Đối với phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định

a. Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh phải đạt học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên; Riêng đối với ngành Giáo dục thể chất, thí sinh phải đạt được học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

b. Đối với các ngành đào tạo khác: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.

1.5.4. Đối với phương thức xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ quốc tế

Xét tuyển dựa vào Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tính đến thời điểm nộp hồ sơ còn thời gian sử dụng theo quy định).

Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh trúng tuyển phải đạt học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Lưu ý: ngành Giáo dục thể chất không áp dụng phương thức này.

Xem thêm bài viết về trường Đại học Thủ đô mới nhất: