Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
Sử dụng các từ/cụm từ: nơi an toàn; phao tròn, áo phao; giao thông đường thuỷ; rào kín; lại gần; nguy cơ đuối nước; bơi một mình; chơi đùa gần điền vào chỗ (...) để hoàn thành báo cáo về “Phòng tránh đuối nước”.
Đuối nước có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Có một số tình huống dẫn đến (1)………… như bơi ở nơi không an toàn; trẻ em (2)…………….. , không có người bảo hộ, giám sát; toàn; không thực hiện đúng an toàn khi tham gia (3)…………….
Để phòng tránh đuối nước:
– Nên làm: học bơi và bơi ở những (4)............ tiện cứu hộ như (5)……….,………. và người lớn giám sát; thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ; che chắn bể chứa nước, (6)....................ao, khu vực ngập nước.
– Không nên làm: (7)……………đi bơi ở hồ ao, sông, suối; đi qua, (8)…………. nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước.
Hãy lựa chọn những lí do giải thích sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, quả chín và uống nước hằng ngày. Viết vào chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
a) Phối hợp nhiều loại thức ăn để có nhiều món ăn, mỗi người lựa chọn món ăn theo sở thích.
b) Phối hợp nhiều loại thức ăn sẽ đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ các chất cần thiết từ bốn nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
c) Phối hợp thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và động vật để cơ thể được cung cấp cả chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật, giúp cơ thể khoẻ mạnh, phát triển toàn diện.
d) Phối hợp nhiều loại thức ăn chứa chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật để tiết kiệm chi phí mua thực phẩm.
e) Phối hợp ăn nhiều rau, quả chín để cơ thể được bổ sung vi-ta-min, chất khoáng từ thức ăn, giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt.
Đánh dấu × vào ¨ thể hiện tên của bốn nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
a) Chất đạm, chất béo, chất sắt, vi-ta-min.
b) Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và chất khoáng.
c) Chất đạm, chất béo, vi-ta-min và chất xơ.
d) Chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
Sử dụng các từ/cụm từ: mũ nấm, thân nấm, chân nấm; nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ; ẩm ướt; rất khác nhau; mốc; mốc hỏng; mềm, tơi xốp; nấm độc điền vào chỗ (...) để hoàn thành báo cáo “Những điều cần biết về nấm”.
Nấm trong tự nhiên có hình dạng, kích thước, màu sắc (1).........
Nấm men và nấm mốc có kích thước rất bé, mắt thường không nhìn thấy được. Nấm có một số bộ phận như (2)…………. Nấm sống ở nhiều nơi trên Trái Đất, trên mặt đất, dưới băng tuyết, các nơi (3)............ Một số loại nấm thường được sử dụng làm thực phẩm như (4)………..Nấm men dùng để tạo độ (5)……… khi làm bánh mì, bánh bao lên men rượu, bia. Nấm (6)…….. gây hỏng thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm có hiện tượng (7) …............. để phòng tránh bị nhiễm độc. Nấm mọc tự nhiên rất khó phân biệt giữa nấm ăn được và (8)………………. Vì vậy, không ăn các loại nấm lạ mọc tự nhiên.
Viết vào ¨ chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
a) Nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau.
b) Nấm dùng làm thức ăn có một số bộ phận (mũ nấm, thân nấm, chân nấm), còn nấm độc có bộ phận sinh ra độc tố nằm ở mũ nấm.
c) Nấm dùng làm thức ăn và nấm độc đều có đặc điểm bên ngoài như nhau, rất khó phân biệt.
d) Nấm sống ở nơi khô ráo, nhiều ánh sáng mặt trời.
e) Không sử dụng thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, kể cả khi gạt bỏ phần mốc vì độc tố đã nhiễm vào trong thực phẩm, mắt thường không nhìn thấy được.
g) Nấm men được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm như làm bánh mì, vỏ bánh bao, bia,...
Sử dụng các từ/cụm từ: độc tố, ngộ độc, mốc hỏng, nguy hại, Nấm mốc điền vào chỗ (...) để hoàn thành báo cáo về “Nấm gây hại”.
Có một số loại nấm có hại với đời sống của con người. (1)………. thường xâm nhập vào một số thực phẩm như đậu, đỗ, lạc, bánh mì,.... gây (2)……. thực phẩm. Nấm độc phát triển môi trường tự nhiên có chứa (3)………. trong các bộ phận trong của chúng.
Người ăn phải thực phẩm nhiễm nấm mốc hoặc ăn nhầm nấm độc đều bị (4)……….. ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá, thần kinh, thậm chí nặng có thể (5)………… đến tính mạng.
Viết vào ¨ chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
a) Nấm độc có màu sắc khác nhau, có thể có màu đỏ, trắng, nâu, có chấm trên mũ nấm......
b) Nấm độc có hình dạng đặc biệt, kích thước rất to, mùi đặc trưng. Khi đi hái nấm trong rừng rất dễ phân biệt so với nấm ăn được khác.
c) Nấm độc và nấm ăn được có nhiều đặc điểm về hình dạng, màu sắc giống nhau, chúng đều mọc ở nơi ẩm ướt.
d) Người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, có thể bị đi ngoài, hoa mắt, thậm chí bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Hãy đánh dấu × vào ¨ trước tên một số nấm thường dùng làm thức ăn.
a) Nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ.
b) Nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo.
c) Nấm đùi gà, nấm đùi heo.
d) Nấm kim châm, nấm sò, nấm lùn.
e) Nấm sò, nấm mỡ, nấm yến.
g) Nấm hải sản, nấm đùi gà, nấm nấm mỡ.
Viết vào chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
a) Các loại nấm chỉ có hình dạng thân dài, một đầu phình to là mũ nấm.
b) Các loại nấm có hình dạng dài, ngắn, mập, gầy, tròn,... khác nhau.
c) Kích thước của nấm không quá to, phù hợp với chế biến món ăn.
d) Kích thước của nấm rất khác nhau, có thể bé bằng cái tăm cho đến lớn như bàn tay.
e) Nấm trong tự nhiên có nhiều màu sắc khác nhau: nâu, vàng, trắng, đỏ,...