Danh sách câu hỏi

Có 4,996 câu hỏi trên 100 trang
 ĐỌC – HIỂU ĐẤT CÀ MAU Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng Ba, tháng Tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước... Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hồ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá, giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. (Theo Mai Vân Tạo)
Gạch dưới những từ ngữ có tác dụng liên kết trong mỗi đoạn văn dưới đây và xếp các từ ngữ đó vào nhóm thích hợp: a. Một chiều tháng Mười một, sương mù dày đặc bao trùm thành phố. Ra khỏi trường, A-lanh hầu như không nhìn thấy gì xa hơn nửa bước. Thành phố trở nên lạ lùng đến nỗi A-lanh không thể tìm thấy đường về nhà. Cậu bé hi vọng sẽ có người đi qua để hỏi đường. Nhưng không có ai. Cậu đi tiếp, cố đọc tên đường nhưng sương mù dày quá. Cậu đành dừng lại. Đột nhiên cậu nghe thấy tiếng "táp, táp, táp, táp". A-lanh đoán rằng đó là cây gậy của bà Táp-táp nhưng không hiểu sao bà có thể ra đường vào thời tiết như thế này. (Theo Blai-ton) b. Đỉnh E-vơ-rét được biết đến là "nóc nhà thế giới" vì nó có độ cao lớn nhất khi so với mực nước biển. Thế nhưng, nếu ta đo độ cao của núi theo cách khác thì có tới hai ngọn núi trở thành "đối thủ" của E-vơ-rét là ngọn Mau-na Ki-a ở Ha-oai và ngọn Chim-bô-ra-dô ở Ê-cu-a-đo. (Theo tạp chí Văn Tuổi thơ, số tháng 1/2024) Đoạn văn Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ Liên kết câu bằng cách dùng từ nối Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ thay thế a       b      
Đọc. ĂNG-CO VÁT Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia, được xây dựng từ đầu thế kỉ thứ XII. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những toà tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẫn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. Toàn bộ khu đền quay về tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách. (Theo Những kì quan thế giới)