Danh sách câu hỏi
Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Em đã thành thạo những kĩ năng nào dưới đây?
a. Đọc hiểu
Nhận biết một số chi tiết tiêu biểu trong văn bản, chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản.
Hiểu nội dung chính của văn bản, nhận ra được điều tác giả muốn nói qua văn bản, nêu được chủ đề của văn bản.
Tóm tắt văn bản.
Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng, có các yếu tố kì ảo, thần kì.
Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong câu chuyện.
Hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hóa trong văn bản.
Nhận xét về thời gian, địa điểm, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
Tìm được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.
Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích vì sao.
b. Viết đoạn văn, bài văn
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Viết bài văn tả người, tả phong cảnh.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.
Viết đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa trong cuộc sống.
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem.
Viết báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu,…
Em nắm vững những kiến thức nào đã học ở lớp 5?
Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
Cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu các thông tin khác trong từ điển.
Từ đồng nghĩa (các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau).
Từ đa nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển).
Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (dùng để xưng hô, để hỏi, để thay thế), kết từ (dùng để nối từ ngữ, nối các vế trong câu hoặc liên kết các câu trong đoạn).
Cách phân biệt câu đơn và câu ghép.
Công dụng của dấu gạch ngang (đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu).
Công dụng của dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng).
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ dùng liên kết.
Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
a. (1) Cạnh nơi của loài nai, bên những dải đất ẩm ướt ven suối là nơi ở của loài hươu. (2) Ban ngày, chúng ẩn náu trong những lùm cây hoặc những bờ lau sậy um tùm, chiều xuống mới ra đi ăn, hửng sáng lại trở về ổ nằm ngủ. (3) Chúng không đẹp: mình dài, chân ngắn, lông màu vàng nhạt hoặc nâu đen. (4) Thế nhưng chúng lại là những con vật dũng cảm nhất trong loài có gạc.
(Theo Vũ Hùng)
................................................................................................................... ...................................................................................................................
b. (1) Mỗi mùa của Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. (2) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. (3) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (4) Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... (5) Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. (6) Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hay Tuần Châu, Bản Sen hay Ngọc Vừng,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. (7) Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.
(Thi Sảnh)
................................................................................................................... ...................................................................................................................
Dấu gạch ngang trong mỗi đoạn dưới đây được dùng để làm gì?
Công dụng
a. Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
(Theo Trần Hoài Dương)
b. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần:
– Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.
– Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.
– Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc,...
(Tiếng Việt 5, tập hai)
c. Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1 442 đến khoa thi năm 1 779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
(Theo Nguyễn Hoàng)
d. Mát sống với ông nội ở “Trang trại rừng” – một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng.
(Theo Lô Trân Trân, Thiện Minh dịch)