Câu hỏi:
11/07/2024 582Hạnh là con một gia đình nông dân ở tỉnh miền núi Sơn La, điều kiện cuộc sống và học tập còn nhiều khó khăn hơn các tỉnh miền đồng bằng. Đường từ nhà đến trường thì xa, việc đi lại thì khó khăn, nhiều bạn cùng tuổi đã bỏ học để đi làm nương rẫy. Nhưng Hạnh thì không thế. Vượt qua hoàn cảnh, điều kiện khó khăn, Hạnh luôn nỗ lực trong học tập và trong cuộc sống. Hạnh luôn tự giác, chăm chỉ học tập, nên hằng năm bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài thành tích học giỏi, Hạnh còn thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp và tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường. Ngoài thời gian học, Hạnh còn phụ giúp bố mẹ các công việc ở nhà. Ước mơ của Hạnh là trở thành cô giáo để góp phần vào phát triển giáo dục ở miền núi quê nhà.
Em học tập được điều gì từ Hạnh trong việc thực hiện bổn phận của trẻ em?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Em học tập từ bạn Hạnh:
+ Thái độ học tập tích cực, tự giác, chăm chỉ;
+ Tinh thần nỗ lực, luôn cố gắng vươn lên, không nản chí trước mọi khó khăn, thách thức.
+ Tấm lòng nhân ái, luôn yêu thương, giúp đỡ bố mẹ và mọi người xung quanh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em. Theo em, những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?
Câu 2:
Hãy tự liên hệ bản thân em đã thực hiện quyền trẻ em của mình như thế nào trong học tập và trong lao động.
- Trong học tập:
- Trong lao động:
Câu 3:
Sau giờ tan học mỗi chiều đường phố thường rất đông người. Vì thế, Dũng muốn không phải về nhà ngay, mà muốn cùng mấy bạn trong lớp chơi ở gần trường 1 - 2 giờ mới về. Thực ra là Dũng muốn vào quán chơi điện tử. Dũng nói với bố ý định của mình xin về muộn. Nhưng bố của Dũng không đồng ý và nói Dũng phải về ngay sau buổi học, không được la cà, dù chỉ là ít phút. Dũng cho rằng bố mình áp đặt, không tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
a) Em có đồng ý với suy nghĩ và ý kiến của Dũng không? Vì sao?
Câu 4:
Hãy kể về những hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em và những hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em mà em biết
Hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em |
Hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em |
|
|
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải quyền trẻ em?
(Khoanh tròn chữ cái trước cấu em lựa chọn)
A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
C. Quyền được làm mọi việc mà mình thích.
D. Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.
Câu 6:
Việc làm, hành vi nào dưới đây là thực hiện hoặc vi phạm quyền trẻ em
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm, hành vi |
Thực hiện Quyền trẻ em |
Vi phạm Quyền trẻ em |
A. Cơ quan y tế tiêm phòng bệnh cho trẻ em. |
|
|
B. Cha mẹ giao cho con làm các công việc phù hợp trong gia đình. |
|
|
C. Cha mẹ không cho con chơi game trong giờ học ở nhà. |
|
|
D. Uỷ ban nhân dân quyết định xây phòng học mới cho trẻ em. |
|
|
E. Tổ chức vui chơi cho trẻ em nhân dịp ngày lễ, tết. |
|
|
G. Tổ chức cho trẻ em uống rượu. |
|
|
H. Chủ quán đánh đập trẻ em làm thuê vì để khách phàn nàn. |
|
|
I. Cha mẹ bắt con làm nhiều việc nhà nên không có thời gian học |
|
|
K. Cô giáo phê bình học sinh trước cả lớp. |
|
|
L. Bán rượu, thuốc lá cho trẻ em. quyền trẻ em quyền trẻ em |
|
|
M. Chửi rủa, xúc phạm con. |
|
|
về câu hỏi!