Danh sách câu hỏi:

Câu 12:

Đọc câu chuyện

TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU

Em Hà Kiên Trung học lớp 9B, Trường Trung học cơ sở Hồng Thái (Sơn Dương) là người dân tộc Tày. Em học rất giỏi và đặc biệt yêu thích và đam mê môn Toán.

Trong 8 năm học qua, em luôn là học sinh giỏi toàn diện, điểm trung bình của em đạt 9,2, riêng môn Toán đạt 9,6. Những thành tích mà em đạt được trong môn Toán khiến nhiều người phải nể phục như: Lớp 6, đạt giải nhì môn Toán trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện; lớp 7, giải nhất môn Toán trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Chia sẻ về phương pháp học tập của mình Trung nói, trên lớp em chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, có những bài không hiểu em sẽ gặp trực tiếp thầy cô để hỏi phương pháp hoặc trao đổi với bạn bè. Trước hết, học môn nào cũng phải có niềm đam mê, riêng với môn Toán, em luôn cố gắng nắm vững công thức, làm nhiều bài tập và nắm kĩ các dạng đề. Trung bình mỗi ngày, em dành thời gian học khoảng 5 tiếng, trong đó có 2 tiếng em học môn Toán. Với em những công thức, con số Toán học không khô khan, cứng nhắc mà rất phong phú, sinh động và việc tìm tòi, khám phá phương pháp giải toán giúp em rèn luyện khả năng tính nhanh, tư duy logic. Cũng từ đây, em đã làm quen với các cuộc thi Toán tổ chức qua mạng Internet.

Không chỉ học giỏi, Trung còn tích cực tham gia các hoạt động ở trường. Em là một lớp phó học tập gương mẫu, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm học của mình với các bạn, giúp đỡ, hướng dẫn bài cho bạn tiến bộ hơn. Em cùng với ban cán sự lớp xây dựng được 5 đôi bạn cùng tiến. Bản thân em nhận giúp đỡ bạn Phạm Hà My, học lực trung bình trở thành học lực khá trong lớp.

Trung quyết tâm cố gắng học giỏi để thi vào lớp chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông Chuyên tỉnh Tuyên Quang. Em mơ ước sau này sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo.

Câu hỏi: Em học được điều gì trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em của bạn Trung?


Câu 13:

Đọc câu chuyện

CHĂM LO CHO TRẺ EM

Năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa Thiên - Huế đã đẩy mạnh phòng trào chăm lo cho trẻ em trong tỉnh. Các cấp Hội trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh trang bị kiến thức, kĩ năng mềm cho các em như kĩ năng phòng tránh xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh của huyện A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc; các cuộc truyền thông về giáo dục giới tính, kiến thức, kĩ năng phòng chống xâm hại, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông cho hơn 3 000 lượt học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, Hội đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền bằng việc tổ chức các hội thi như: Hội thi Phát huy sáng kiến của trẻ với bảo vệ môi trường; hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu về Quyền trẻ em năm 2019”; Ngày hội Trẻ em vùng dân tộc thiểu số,... qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em học sinh được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập.

Phát huy tính hiệu quả của phương pháp truyền thông qua phương tiện nghe nhìn tạo sự lan toả trong cộng đồng, Hội đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông nổi bật thu hút sự tham gia không chỉ của các em học sinh, các bậc phụ huynh mà còn có sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đó là các sự kiện: tổ chức các diễn đàn Lắng nghe trẻ em nói; các cuộc đối thoại chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa, sự cần thiết về quyền tham gia của trẻ em; tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức ra mắt hai câu lạc bộ điểm “Nâng cao vai trò vị thế phụ nữ và trẻ em”, duy trì và thành lập mới 15 câu lạc bộ “Quyền Trẻ em” nhằm tạo điều kiện cho các em được trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh; giúp các em rèn luyện phẩm chất, kĩ năng sống để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, các em còn có cơ hội bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em và được trẻ em quan tâm.

Các cấp Hội cũng nỗ lực góp sức cùng toàn xã hội, tham gia tích cực các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Qua đó đã trao tặng trên 330 xe đạp, 3 415 suất học bổng Nguyễn Thị Định cho học sinh nghèo toàn tỉnh; tặng đồng phục, sách vở và học phi với tổng trị giá gần 670 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hội còn tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng các sân chơi an toàn tại cộng đồng, thư viện xanh ở các trường học tại các vùng trẻ em còn gặp nhiều khó khăn đã góp phần tạo dựng môi trường an toàn, hữu ích cho trẻ vui chơi, phát triển.

Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và chăm sóc bảo vệ trẻ em bằng hành động là điểm nhấn của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp phần tạo nên một môi trường hạnh phúc cho chính từng gia đình và lan tỏa ra toàn xã hội.

Câu hỏi: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thể hiện trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?


5.0

2 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%