Câu hỏi:
13/07/2024 960Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về ước mơ.
Mẫu: Ước mơ không còn dịch bệnh
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh cả nước đã tham gia tuyên truyền chống dịch bằng một hình thức độc đáo: vẽ tranh thể hiện những mong ước đẹp đẽ và đáng yêu của các em. Sau đây là chùm tranh mà các em đã vẽ:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài thơ Ước gì
Ước gì
Thời gian cứ thế trôi đi
Xuân qua hạ tới thu về đông sang
Ước gì quay ngược thời gian
Để người chẳng phải lo toan tuổi già
Ước gì hạnh phúc chúng ta
Tình yêu trọn vẹn không xa chia lìa
Yêu nhau giữ trọn lời thề
Nồng nàn nhung nhớ đi về có nhau
Ước gì con cháu mai sau
Công danh thành đạt sống giàu niềm tin
Ước gì niềm vui chúng mình
Là được con cháu kính yêu ông bà
Ước gì đất nước chúng ta
Ấm no hạnh phúc mọi nhà bình yên
Đất nước phát triển vững bền
Không còn khoảng cách nông thôn thị thành
Ước gì người tài xứng danh
Không còn tranh chức đua quyền hại nhau
Ước gì đời hết khổ đau
Hoà bình thế giới chiến tranh đâu còn
Ước gì ta lại ước gì
Mong sao không phải ước gì người ơi.
(Hảo Trần)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc và trả lời câu hỏi:
Hoa sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngả. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
MAI VĂN TẠO
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
ĐOÀN GIỎI
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?
Câu 2:
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b) Nói điều em tưởng tượng được (về cảnh vật hoặc ý nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật) qua một chi tiết trong câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó.
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Câu 3:
Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) theo 1 trong 2 yêu cầu sau:
a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.
b) Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
Câu 4:
Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài 4, viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Lưu ý:
- Viết câu văn có hình ảnh.
- Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Câu 5:
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
a) Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.
MÁT-TÉC-LINH
b) Những tính toán của Ca-tơ-rin thật sự hoàn hảo, đã góp phần đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.
PHAN HOÀNG
Câu 6:
Viết đoạn văn kể về một giấc mơ đẹp của em. Chỉ ra các động từ em đã dùng trong đoạn văn đó.
Câu 7:
Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong những câu dưới đây:
a) Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
TÔ HOÀI
b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
MAI VĂN TẠO
về câu hỏi!