Câu hỏi:

22/06/2024 30

Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ u=a;b;c v=a';b';c'.

a) Vectơ n=bc'b'c;ca'c'a;ab'a'b có vuông góc với cả hai vectơ u v hay không?

b) n=0 khi và chỉ khi u v có mối quan hệ gì?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Ta có \(\overrightarrow n .\overrightarrow u = \left( {bc' - b'c} \right).a + \left( {ca' - c'a} \right).b + \left( {ab' - a'b} \right).c\)

= bc'a – b'ca + ca'b – c'ab + ab'c – a'bc

= (bc'a – c'ab) + (ab'c – b'ca) + (ca'b – a'bc)

= 0.

Do đó vectơ \(\overrightarrow n \) vuông góc với vectơ \(\overrightarrow u \).

Ta có \(\overrightarrow n .\overrightarrow v = \left( {bc' - b'c} \right).a' + \left( {ca' - c'a} \right).b' + \left( {ab' - a'b} \right).c'\)

= bc'a' – b'ca' + ca'b' – c'ab' + ab'c' – a'bc'

= (bc'a' – c'a'b) + (ab'c' – b'c'a) + (ca'b' – a'b'c)

= 0.

Do đó vectơ \(\overrightarrow n \) vuông góc với vectơ \(\overrightarrow v \).

Suy ra vectơ \(\overrightarrow n \) vuông góc với cả 2 vectơ \(\overrightarrow u \)\(\overrightarrow v \).

b) Nếu \(\overrightarrow n = \overrightarrow 0 \) thì \(\left\{ \begin{array}{l}bc' - b'c = 0\\ca' - c'a = 0\\ab' - a'b = 0\end{array} \right.\) (I).

+) Nếu a = b = c = 0 thì (I) luôn đúng khi đó \(\overrightarrow u \)\(\overrightarrow v \) cùng phương với nhau.

+) Nếu a ≠ 0; b ≠ 0; c ≠ 0 thì (I) ta suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{b'}}{b} = \frac{{c'}}{c}\\\frac{{a'}}{a} = \frac{{c'}}{c}\\\frac{{a'}}{a} = \frac{{b'}}{b}\end{array} \right.\).

Do đó, a' = ka; b' = kb, c' = kc (k ℝ).

Suy ra \(\overrightarrow v = k\overrightarrow u \). Do đó \(\overrightarrow u \)\(\overrightarrow v \) cùng phương với nhau.

Vậy \(\overrightarrow n = \overrightarrow 0 \) khi và chỉ khi \(\overrightarrow u \)\(\overrightarrow v \) cùng phương.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D', với A(1; −1; 3), B(0; 2; 4), D(2; −1; 1), A'(0; 1; 2).

a) Tìm tọa độ các điểm C, B', D'.

b) Viết phương trình mặt phẳng (CB'D').

Xem đáp án » 22/06/2024 69

Câu 2:

Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm M(1; 2; −1) và vuông góc với trục Ox.

Xem đáp án » 22/06/2024 66

Câu 3:

Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M(1; −1; 5) và vuông góc với hai mặt phẳng (Q): 3x + 2y – z = 0, (R): x + y – z = 0.

Xem đáp án » 22/06/2024 65

Câu 4:

Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua M(2; 3; −1), song song với trục Ox và vuông góc với mặt phẳng (Q): x + 2y – 3z + 1 = 0.

Xem đáp án » 22/06/2024 63

Câu 5:

Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M(1; 2; −4) và vuông góc với trục Oz.

Xem đáp án » 22/06/2024 62

Câu 6:

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): x + y + z + 2 = 0, (Q): x + y + z + 6 = 0. Chứng minh rằng hai mặt phẳng đã cho song song với nhau và tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng đó.

Xem đáp án » 22/06/2024 59

Câu 7:

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): x + 3y – z = 0, (Q): x – y – 2z + 1 = 0.

a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau.

b) Tìm điểm M thuộc trục Ox và cách đều hai mặt phẳng (P) và (Q).

Xem đáp án » 22/06/2024 58

Bình luận


Bình luận