Câu hỏi:

24/08/2024 2,403 Lưu

Trên một dãy phố có ba quán ăn A, B, C. Hai bạn Vân và Hải mỗi người chọn ngẫu nhiên một quán ăn để ăn trưa.

a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.

b) Tính xác suất của các biến cố sau:

E: “Hai bạn cùng vào một quán”;

F: “Cả hai bạn không chọn quán C”;

G: “Có ít nhất một bạn chọn quán B”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Mỗi kết quả có thể là cặp (X, Y) trong đó X, Y tương ứng là tên của quán ăn mà Hải và Văn chọn. Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Văn

Hải

A

B

C

A

(A, A)

(A, B)

(A, C)

B

(B, A)

(B, B)

(B, C)

C

(C, A)

(C, B)

(C, C)

Mỗi ô là một kết quả có thể.

Chẳng hạn, (B, A) nghĩa là Hải chọn quán B, Văn chọn quán A; (C, B) nghĩa là Hải chọn quán C, Văn chọn quán B.

Vậy không gian mẫu là \(\Omega \) = {(A, A}; (A, B); (A, C); (B, A); (B, B); (B, C); (C, A); (C, B); (C, C)}. Có 9 kết quả có thể là đồng khả năng.

b) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố E là (A, A); (B, B); (C, C). Vậy \(P\left( E \right) = \frac{3}{9} = \frac{1}{3}.\)

− Có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố F là (A, A); (A, B); (A, C); (B, A); (B, B); (B, C); (C, A); (C, B). Vậy \(P\left( F \right) = \frac{8}{9}.\)

− Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố G là (A, B); (B, A); (B, B); (B, C); (C, B). Vậy \(P\left( G \right) = \frac{5}{9}.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Không gian mẫu \(\Omega \) = {(a, b), 1 ≤ a, b ≤ 6 trong đó a và b là các số tự nhiên}.

Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Xúc xắc II

Xúc xắc I

1

2

3

4

5

6

1

(1, 1)

(1, 2)

(1, 3)

(1, 4)

(1, 5)

(1, 6)

2

(2, 1)

(2, 2)

(2, 3)

(2, 4)

(2, 5)

(2, 6)

3

(3, 1)

(3, 2)

(3, 3)

(3, 4)

(3, 5)

(3, 6)

4

(4, 1)

(4, 2)

(4, 3)

(4, 4)

(4, 5)

(4, 6)

5

(5, 1)

(5, 2)

(5, 3)

(5, 4)

(5, 5)

(5, 6)

6

(6, 1)

(6, 2)

(6, 3)

(6, 4)

(6, 5)

(6, 6)

Mỗi ô trong bảng là một kết quả có thể. Có 36 kết quả có thể là đồng khả năng.

− Các kết quả thuận lợi cho biến cố G là các cặp số (a, b), trong đó 1 ≤ a, b ≤ 5.

Có 25 kết quả thuận lợi cho biến cố G. Vậy \(P\left( G \right) = \frac{{25}}{{36}}.\)

− Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố H là (1, 5); (3, 5); (5, 5); (1, 6); (3, 6); (5, 6).

Vậy \(P\left( H \right) = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}.\)

− Các kết quả thuận lợi cho biến cố K là các cặp số (a, b) trong đó 3 ≤ a, b ≤ 6.

Có 32 kết quả thuận lợi cho biến cố K. Vậy \(P\left( K \right) = \frac{{32}}{{36}} = \frac{8}{9}.\)

Lời giải

Ta lập bảng sau:

Túi I

Túi II

TT

TH

HT

HH

T

TTT

TTH

THT

THH

H

HTT

HTH

HHT

HHH

Mỗi ô trong bảng là một kết quả có thể.

Không gian mẫu \(\Omega \) = {TTT; TTH; THT; THH; HTT; HTH; HHT; HHH}.

Có 8 kết quả có thể là đồng khả năng.

a) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố E là THH; HTH; HHT. Vậy \(P\left( E \right) = \frac{3}{8}.\)

b) Có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố F là HHH; HHT; HTH; HTT; THH; THT; TTH. Vậy \(P\left( F \right) = \frac{7}{8}.\)