Câu hỏi:
24/08/2024 1,611Một công ty cần tuyển 2 nhân viên. Có 5 người nộp hồ sơ xin việc trong đó có 3 nam và 2 nữ. Vì khả năng của 5 người này như nhau nên công ty chọn ngẫu nhiên lần lượt hai người. Tính xác suất để một nam, một nữ được chọn.
Câu hỏi trong đề: Giải VTH Toán 9 KNTT Luyện tập chung trang 64 có đáp án !!
Bắt đầu thiQuảng cáo
Trả lời:
Kí hiệu ba nam là A, B, C và hai nữ là D, E. Mỗi kết quả có thể là cặp (X, Y) trong đó X, Y tương ứng là tên của ứng viên được chọn lần đầu và lần thứ hai với X ≠ Y.
Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
Lần 2 Lần 1 |
A |
B |
C |
D |
E |
A |
|
(A, B) |
(A, C) |
(A, D) |
(A, E) |
B |
(B, A) |
|
(B, C) |
(B, D) |
(B, E) |
C |
(C, A) |
(C, B) |
|
(C, D) |
(C, E) |
D |
(D, A) |
(D, B) |
(D, C) |
|
(D, E) |
E |
(E, A) |
(E, B) |
(E, C) |
(E, D) |
|
Vì X ≠ Y nên cặp có hai phần tử trùng nhau không được tính, tức là trong bảng ta phải xóa 5 ô (A, A); (B, B); (C, C); (D, D); (E, E).
Vậy có 20 kết quả có thể là đồng khả năng.
Có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố “chọn được một nam, một nữ” là (A, D); (A, E); (B, D); (B, E); (C, D); (C, E); (D, A); (D, B); (D, C); (E, A); (E, B); (E, C).
Vậy xác suất cần tìm là \(\frac{{12}}{{20}} = \frac{3}{5}.\)
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau:
G: “Không có con xúc xắc nào xuất hiện mặt 6 chấm”;
H: “Số chấm xuất hiện con xúc xắc I là số lẻ và số chấm xuất hiện trên con xúc xắc II lớn hơn 4”;
K: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lớn hơn 2”.
Câu 2:
Có hai túi đựng các tấm thẻ. Túi I đựng 4 tấm thẻ ghi các chữ cái TT, TH, HT và HH. Túi II đựng 2 tấm thẻ ghi các chữ cái T và H. Từ mỗi túi rút ngẫu nhiên ra một tấm thẻ rồi ghép hai thẻ lại với nhau để được ba chữ cái, trong đó thẻ hai chữ cái đặt trước, chẳng hạn tấm thẻ TT ghép với tấm thẻ H được ba chữ cái TTH. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) E: “Trong ba chữ cái, có hai chữ H và một chữ T”;
b) F: “Trong ba chữ cái, có nhiều nhất hai chữ T”.
Câu 3:
Trên một dãy phố có ba quán ăn A, B, C. Hai bạn Vân và Hải mỗi người chọn ngẫu nhiên một quán ăn để ăn trưa.
a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.
b) Tính xác suất của các biến cố sau:
E: “Hai bạn cùng vào một quán”;
F: “Cả hai bạn không chọn quán C”;
G: “Có ít nhất một bạn chọn quán B”.
Câu 4:
Trên một dãy phố có 5 khách sạn với chất lượng và giá cả như nhau, kí hiệu là A, B, C, D, E. Hai người khách tên Hải và Nam mỗi người chọn ngẫu nhiên một khách sạn để thuê phòng. Tính xác suất của các biến cố sau:
E: “Hai người khách cùng vào một khách sạn”;
F: “Có ít nhất một người khách chọn khách sạn A”.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
15 câu Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 03
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận