Câu hỏi:
24/08/2024 75Đối với nhiều quốc gia, cảng biển có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Đó là cửa ngõ giao thương hàng hoá xuất, nhập khẩu. 13 cảng biển lớn trên thế giới đã được lựa chọn trong danh sách sau: Thượng Hải (thuộc Trung Quốc), Singapore (thuộc Singapore), Busan (thuộc Hàn Quốc), Hải Phòng (thuộc Việt Nam), Durban (thuộc Nam Phi), Lagos (thuộc Nigeria), Container Kênh Suez (thuộc Ai Cập), Kenya Mombasa (thuộc Kenya), Rotterdam (thuộc Hà Lan), Antwerp (thuộc Bỉ), Hamburg (thuộc Đức), Valencia (thuộc Tây Ban Nha), Piraeus (thuộc Hy Lạp); mỗi nước chỉ có đúng một cảng biển được chọn. Chọn ngẫu nhiên một cảng biển trong 13 cảng biển đó.
a) Viết tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với cảng biển được chọn. Tính số phần tử của tập hợp Ω.
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Cảng biển được chọn thuộc châu Á”;
B: “Cảng biển được chọn thuộc châu Âu”;
C: “Cảng biển được chọn thuộc châu Phi”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Xét phép thử: “Chọn ngẫu nhiên một cảng biển trong 13 cảng biển”.
Ta thấy, các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là đồng khả năng.
a) Tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với cảng biển được chọn là:
Ω = {Thượng Hải (thuộc Trung Quốc); Singapore (thuộc Singapore); Busan (thuộc Hàn Quốc); Hải Phòng (thuộc Việt Nam); Durban (thuộc Nam Phi); Lagos (thuộc Nigeria); Container Kênh Suez (thuộc Ai Cập); Kenya Mombasa (thuộc Kenya); Rotterdam (thuộc Hà Lan); Antwerp (thuộc Bỉ); Hamburg (thuộc Đức); Valencia (thuộc Tây Ban Nha); Piraeus (thuộc Hy Lạp)}.
Do đó, tập hợp Ω có 13 phần tử.
b) – Các kết quả để chọn được cảng biển thuộc châu Á là: Thượng Hải (thuộc Trung Quốc), Singapore (thuộc Singapore), Busan (thuộc Hàn Quốc), Hải Phòng (thuộc Việt Nam).
Vậy xác suất của biến cố A: “Cảng biển được chọn thuộc châu Á” là \[P\left( A \right) = \frac{4}{{13}}.\]
– Khả năng để chọn được cảng biển thuộc châu Âu là: Rotterdam (thuộc Hà Lan), Antwerp (thuộc Bỉ), Hamburg (thuộc Đức), Valencia (thuộc Tây Ban Nha); Piraeus (thuộc Hy Lạp);
Vậy xác suất của biến cố B: “Cảng biển được chọn thuộc châu Âu” là \[P\left( B \right) = \frac{5}{{13}}.\]
– Khả năng để chọn được cảng biển thuộc châu Phi là: Durban (thuộc Nam Phi), Lagos (thuộc Nigeria), Container Kênh Suez (thuộc Ai Cập), Kenya Mombasa (thuộc Kenya), Vậy xác suất của biến cố C: “Cảng biển được chọn thuộc châu Âu” là \[P\left( C \right) = \frac{4}{{13}}.\]
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một hộp có chứa 15 quả cầu màu xanh được đánh số từ 1 đến 15 và 5 quả cầu màu đỏ được đánh số từ 16 đến 20. Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Quả cầu được lấy ra có màu xanh”;
b) “Quả cầu được lấy ra ghi số chẵn”;
c) “Quả cầu được lấy ra có màu xanh và ghi số lẻ chia cho 3 dư 1”;
d) “Quả cầu được lấy ra có màu đỏ hoặc ghi số chẵn”.
Câu 2:
Một hộp có chứa ba viên bi vàng lần lượt ghi các số 1; 2; 3 và hai viên bi nâu lần lượt ghi các số 4; 5. Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai viên bi trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Hai viên bi được lấy ra cùng màu vàng”;
B: “Hai viên bi được lấy ra khác màu”.
Câu 3:
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số nhỏ hơn 400.
a) Tính số phần tử của tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”;
B: “Số tự nhiên được viết ra là số tự nhiên nhỏ nhất và khi chia số đó cho 5; 6; 7 có số dư lần lượt là 3; 2; 1”.
Câu 4:
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số không nhỏ hơn 80.
a) Viết tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị”;
B: “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục gấp hai hoặc gấp ba lần chữ số hàng đơn vị̣”.
Câu 5:
Một hộp có 30 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 2, 4, 6, …, 60; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Xét phép thử “Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp”.
a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra lớn hơn 12 và là ước của 60”;
B: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra lớn hơn 2 và chia cho 8 dư 2”;
C: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra chia hết cho cả 3 và 5”.
Câu 6:
Trên mặt phẳng Oxy cho hình chữ nhật OABC sao cho A(0; 3), B(4; 3), C(4; 0). Gọi Ω là tập hợp tất cả các điểm (x; y) với x, y là các số nguyên và nằm bên trong (không kể trên cạnh) của hình chữ nhật OABC. Lấy ngẫu nhiên một điểm của tập hợp Ω. Tính xác suất của biến cố M: “Điểm (x; y) của tập hợp Ω được lấy ra có x + y < 5”.
Câu 7:
Chọn ngẫu nhiên một vé xổ số có bốn chữ số được lập từ các chữ số từ 0 đến 9. Tính xác suất của biến cố N: “Lấy được vé xổ số không có chữ số 3”.
về câu hỏi!