Câu hỏi:
25/08/2024 95Ở Hình 9 biết ABCDEF là lục giác đều, chứng minh rằng lục giác MNPQRS cũng là lục giác đều.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lục giác ABCDEF là lục giác đều nên AB = BC = CD = DE = EF = FA và \(\widehat {ABC} = \widehat {BCD} = \widehat {CDE} = \widehat {DEA} = \widehat {EAF} = \widehat {FAB}.\)
Ta cũng có tổng 6 góc của lục giác đều ABCDEF bằng tổng các góc của hai tứ giác ABCD và AFED, tức là bằng 2.360° = 720°.
Do đó: \(\widehat {ABC} = \widehat {BCD} = \widehat {CDE} = \widehat {DEA} = \widehat {EAF} = \widehat {FAB} = \frac{{720^\circ }}{6} = 120^\circ .\)
Xét ∆AFB cân tại A (do AB = AF) ta có:
\(\widehat {ABF} = \widehat {AFB} = \frac{{180^\circ - \widehat {FAB}}}{2} = \frac{{180^\circ - 120^\circ }}{2} = 30^\circ .\)
Hay \(\widehat {ABS} = \widehat {AFR} = 30^\circ .\)
Tương tự, đối với ∆ABC cân tại B ta có: \[\widehat {BAC} = \widehat {BCA} = 30^\circ \] hay \[\widehat {BAS} = 36^\circ .\]
Do đó ta có \[\widehat {ABS} = \widehat {BAS} = 30^\circ .\] Nên ∆ABS cân tại S.
Suy ra \(\widehat {ASB} = 180^\circ - 2\widehat {BAS} = 180^\circ - 2 \cdot 30^\circ = 120^\circ .\)
Khi đó, \(\widehat {RSM} = \widehat {ASB} = 120^\circ \) (đối đỉnh).
Chứng minh tương tự, ta được:
\[\widehat {RSM} = \widehat {SMN} = \widehat {MNP} = \widehat {NPQ} = \widehat {PQR} = \widehat {QRS} = 120^\circ .\,\,\,\,\;\left( 1 \right)\]
Ta có: \[\widehat {BSA} + \widehat {BSM} = 180^\circ \] (kề bù)
Suy ra \[\widehat {BSM} = 180^\circ - \widehat {BSA} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ .\]
Ta cũng có: \(\widehat {BMS} = 180^\circ - \widehat {BMC} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ .\)
Do đó ∆BSM là tam giác cân, lại có \(\widehat {BSM} = 60^\circ \) nên ∆BSM là tam giác đều.
Suy ra SB = SM = BM.
Chứng minh tương tự ta có ∆SAR là tam giác đều nên SA = SR = AR.
Do ∆ABS cân tại S nên SA = SB.
Khi đó, RS = SM.
Chứng minh tương tự, ta được:
RS = SM = MN = NP = PQ = QR. (2)
Từ (1) và (2) suy ra lục giác MNPQRS là lục giác đều.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho ngũ giác ABCDE. Chứng minh:
AC + AD + BD + BE + EC > AB + BC + CD + DE + EA.
Câu 2:
Cho ngũ giác đều ABCDE, đoạn BE cắt các đoạn AC và AD lần lượt tại M và N. Chứng minh rằng:
a) Các tam giác AEN và CMB là các tam giác cân;
b) AN là phân giác của góc EAM;
c) AB.BC = BM.AC.
Câu 3:
Cho tam giác ABC và D là một điểm nằm trong tam giác. Kẻ DE song song với AB (E thuộc cạnh AC). Kẻ DF song song với BC (F thuộc cạnh AC).
a) Trong nhóm các điểm B, D, F, C và nhóm các điểm A, B, C, D, nhóm các điểm nào là 4 đỉnh của một tứ giác lồi? Vì sao?
b) Các điểm A, B, C, D, E có phải là các đỉnh của một ngũ giác lồi không? Vì sao?
Câu 4:
Cho tam giác đều ABC cạnh a. Vẽ về phía ngoài tam giác ABC các hình chữ nhật ABEF, BCIJ và CAGH sao cho AF = BJ = CH = x. Tìm hệ thức liên hệ giữa a2 và x2 để hình lục giác EFGHIJ là lục giác đều.
Câu 5:
Cho ngũ giác đều ABCDE và một điểm M nằm trong ngũ giác. Gọi A’, B’, C’, D’, E’ lần lượt là các điểm nằm trên các đoạn thẳng MA, MB, MC, MD, ME sao cho \(\frac{{MA'}}{{MA}} = \frac{{MB'}}{{MB}} = \frac{1}{3},\,\,\frac{{CC'}}{{MC}} = \frac{{DD'}}{{MD}} = \frac{2}{3},\,\,\frac{{ME'}}{{{E^\prime }E}} = \frac{1}{2}.\) Chứng minh ngũ giác A’B’C’D’E’ là ngũ giác đều.
Câu 6:
Tính số đo mỗi góc của một đa giác đều có n cạnh trong mỗi trường hợp sau:
a) n = 8;
b) n = 9
c) n = 10.
về câu hỏi!