Câu hỏi:

13/09/2024 1,233

Trên đường tròn (O) bán kính R, lấy các điểm A, B, C, D sao cho sđAB=60°, sđBC=90°, sđCD=120° (Hình 7).

Trên đường tròn (O) bán kính R, lấy các điểm A, B, C, D sao cho sđ AB =60 độ, sđ BC =90 độ (ảnh 1)

a) Xác định tâm và tính theo R bán kính đường tròn ngoại tiếp của các tam giác OAB, OBC, OAD, ODC.

b) Gọi I là giao điểm của AC và BD. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp của các tam giác IAB, IBC, IAD, IDC.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Trên đường tròn (O) bán kính R, lấy các điểm A, B, C, D sao cho sđ AB =60 độ, sđ BC =90 độ (ảnh 2)

a) Gọi G là trọng tâm của tam giác OAB.

Do A, B thuộc đường tròn (O) nên OA = OB = R.

Lại có sđAB=60° nên AOB^=60° (góc ở tâm chắn cung AB của đường tròn (O)).

Do đó, tam giác OAB là tam giác đều với cạnh AB = OA = OB = R nên có tâm đường tròn ngoại tiếp là G và bán kính đường tròn ngoại tiếp là R33.

Do sđBC=90° nên BOC^=90° (góc ở tâm chắn cung BC của đường tròn (O)).

Do đó tam giác OBC vuông tại O, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = OB2 + OC2

Suy ra BC=OB2+OC2=R2+R2=R2 nên tâm, bán kính đường tròn ngoại tiếp của ∆OBC lần lượt là trung điểm E của BC và R22.

Tương tự tâm, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác OAD lần lượt là trung điểm F của AD và R22.

Gọi H là trung điểm của DC và giao điểm của tia OH và cung nhỏ CD là K.

Do sđCD=120° nên DOC^=120° (góc nội tiếp chắn cung DC của đường tròn (O)).

Trong tam giác ODC cân tại O có OH là trung tuyến nên đồng thời là phân giác của DOC^.

Suy ra DOH^=COH^=12DOC^=12·120°=60°.

Lại có OD = OK = OC nên ∆DOK, ∆COK là tam giác đều.

Suy ra KD = KO = KC = R.

Vậy tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ODC lần lượt là K và R.

b) Xét ∆OHC vuông tại H có HC=OC·sin COH^=R·sin 60°=R32.

Suy ra DC=2HC=2·R32=R3.

Xét đường tròn (O) có CAB^=12sđCB=12·90°=45° (góc nội tiếp chắn cung BC).

Ta có sđAB+sđBC+sđCD+sđDA=360°

Suy ra sđDA=360°-sđAB-sđBC-sđCD=360°-60°-90°-120°=90°

Khi đó, DBA^=12sđDA=12·90°=45° (góc nội tiếp chắn cung DA).

Do đó CAB^=DBA^=45°.

Xét ∆ABI có: IAB^+IBA^+AIB^=180°.

Suy ra AIB^=180°-IAB^-IBA^=180°-45°-45°=90°.

Hay AC vuông góc với BD.

Do đó ∆IAB vuông tại I, ∆IAD vuông tại I, ∆IBC vuông tại I, ∆IDC vuông tại I.

Mặt khác, AB = R, BC=AD=R2 (chứng minh ở câu a) và DC=R3 do đó bán kính đường tròn ngoại tiếp của các tam giác IAB, IBC, IAD, IDC lần lượt là: R2, R22, R22,R32.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6, AC = 8, bán kính đường tròn nội tiếp là r, bán kính đường tròn ngoại tiếp là R. Tính rR

Xem đáp án » 13/09/2024 3,324

Câu 2:

Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B. Đường thẳng AO cắt (O) và (O’) lần lượt tại hai điểm C, E (khác điểm A). Đường thẳng AO’  cắt (O) và (O’) lần lượt tại hai điểm D, F (khác điểm A). Chứng minh:

a) C, B, F thẳng hàng;

b) Bốn điểm C, D, E, F cùng nằm trên một đường tròn;

c) A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BDE.

Xem đáp án » 13/09/2024 2,912

Câu 3:

Cho tam giác ABC cân tại A, có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

a) Chứng minh rằng:

– Ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng;

– Đường thẳng OA vuông góc với BC và đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) Cho BC = 24 cm, AC = 20 cm. Tính độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Xem đáp án » 13/09/2024 1,586

Câu 4:

Cho tam giác nhọn ABC. Các đường cao BE, CD của tam giác ABC cắt nhau tại K. Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp mỗi tam giác sau:

a) Tam giác BDE;

b) Tam giác DEC;

c) Tam giác ADE.

Xem đáp án » 13/09/2024 971

Câu 5:

Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R.

a) Chứng minh rằng O cũng là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

b) Vẽ tam giác IJK ngoại tiếp đường tròn (O; R) với JK // BC, IJ // AC, IK // AB. Chứng minh tam giác IJK đều.

c) Gọi R’ là bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác IJK và r là bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tính rR'

Xem đáp án » 13/09/2024 964

Câu 6:

Cho tam giác nhọn ABC B^>C^  phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AMB, AMC. Chứng minh rằng:

a) OO1, OO2, O1O2 lần lượt là các đường trung trực của AB, AC, AM;

b) Tam giác OO1O2 cân.

Xem đáp án » 13/09/2024 808

Bình luận


Bình luận