Giải SBT Toán 9 Cánh diều Bài 1. Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác

29 người thi tuần này 4.6 224 lượt thi 11 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

a) Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm ba đường phân giác của tam giác đó.

b) Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác đó.

c) Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông có tâm là trung điểm của cạnh huyền.

Lời giải

Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác đó.

Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác đó.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông có tâm là trung điểm của cạnh huyền.

Vậy trong các phát biểu đã cho, phát biểu c) là đúng.

Câu 2

Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

a) Trong một tam giác đều, trọng tâm của tam giác đồng thời là tâm đường tròn nội tiếp tam giác đó.

b) Trong một tam giác đều, trọng tâm của tam giác đồng thời là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

c) Tam giác đều cạnh a có bán kính đường tròn ngoại tiếp là R=a36.

d) Tam giác đều cạnh a có bán kính đường tròn nội tiếp là r=a33.

Lời giải

Trong một tam giác đều, trọng tâm của tam giác đồng thời là tâm đường tròn ngoại tiếp và tâm đường tròn nội tiếp tam giác đó.

Tam giác đều cạnh a có bán kính đường tròn ngoại tiếp là R=a33.

Tam giác đều cạnh a có bán kính đường tròn nội tiếp là r=a36.

Vậy trong các phát biểu đã cho, phát biểu c), d) là sai.

Câu 3

Cho tam giác ABC cân tại A, có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

a) Chứng minh rằng:

– Ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng;

– Đường thẳng OA vuông góc với BC và đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) Cho BC = 24 cm, AC = 20 cm. Tính độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Lời giải

Cho tam giác ABC cân tại A, có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam (ảnh 1)

a) Vì tam giác ABC cân tại A nên đường trung trực AO của cạnh BC (do O là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC) đồng thời là đường phân giác của góc BAC.

Mà AI là đường phân giác của góc BAC (do I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC).

Suy ra hai đường thẳng AO và AI trùng nhau hay ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng.

Do OA là đường trung trực của BC nên OA BC.

Ta có BAI^=CAI^  (do AI là đường phân giác của góc BAC) hay BAO^=CAO^  

Gọi D là giao điểm của AO với đường tròn (O) (khác điểm A) nên BAD^=CAD^

Suy ra BD = CD.

Do đó đường thẳng OA đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) Gọi H là giao điểm của AD và BC. Do đó, AH BC và H là trung điểm của BC.

Suy ra HB=HC=12BC=12·24=12 (cm).

Xét ∆ACH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:

AC2 = AH2 + HC2

Suy ra AH=AC2-HC2=202-122=256=16 (cm).

Ta có AD là đường kính của đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC nên ACD^=90°.

Xét ∆ACH và ∆ADC:

 AHC^=ACD^=90° và góc A chung

Do đó ∆ACH ∆ADC (g.g)

Suy ra ACAD=AHAC hay AC2 = AH.AD.

Nên AD=AC2AH=20216=25 (cm).

Do đó, bán kính đường tròn (O) đường kính AD ngoại tiếp ∆ABC là R=AD2=252=12,5 (cm).

Do ∆ABC cân tại A nên AB = AC = 20 cm.

Do BI là phân giác của góc ABH nên IHIA=BHBA=1220=35.

Ta có IHIA=35 hay IHIH+IA=33+5 (tính chất tỉ lệ thức) hay IHAH=38

Tức là r16=38.Vì vậy r=16·38=6 cm.

Vậy độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC lần lượt là R = 12,5 cm và r = 6 cm.

Câu 4

Vẽ đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác MNP trong các trường hợp sau:

a) M^, N^, P^ đều nhọn;

b) M^=90°

c) M^>90°

Lời giải

Vẽ đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác MNP trong các trường hợp sau: a) (ảnh 1)

Câu 5

Cho tam giác nhọn ABC. Các đường cao BE, CD của tam giác ABC cắt nhau tại K. Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp mỗi tam giác sau:

a) Tam giác BDE;

b) Tam giác DEC;

c) Tam giác ADE.

Lời giải

Cho tam giác nhọn ABC. Các đường cao BE, CD của tam giác ABC cắt nhau tại K. Tìm tâm đường tròn (ảnh 1)

a) Gọi O là trung điểm của BC. Khi đó OB=OC=12BC.

Do BE, CD là các đường cao của tam giác ABC nên BE AC, CD AB.

Suy ra tam giác BDC vuông ở D và BEC vuông ở E nên OD=12BC=OE

Do đó OB = OD = OC = OE nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BDE.

b) Do OD = OE = OC nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DEC.

c) Gọi I là trung điểm của AK.

Do BE AC, CD AB nên tam giác ADK vuông ở D và tam giác AEK vuông ở E nên khi chứng minh tương tự câu a, ta có IA = IK = IE = ID.

Do đó, I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE.

Câu 6

Cho tam giác nhọn ABC B^>C^  phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AMB, AMC. Chứng minh rằng:

a) OO1, OO2, O1O2 lần lượt là các đường trung trực của AB, AC, AM;

b) Tam giác OO1O2 cân.

Lời giải

Cho tam giác nhọn ABC (^B>^C) phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại (ảnh 1)

a) Do O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên OA = OB; O1 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMB nên O1A = O1B.

Suy ra OO1 là đường trung trực của AB.

Tương tự OO2, O1O2 lần lượt là đường trung trực của AC, AM.

b) Gọi P, Q, R lần lượt là trung điểm của AC, AM, AB; N là giao điểm của QO2 và AC.

Khi đó O1Q AM, O1R AB nên AQO1^=ARO1^=90°

Tam giác AQO1 vuông tại Q nên nội tiếp đường tròn đường kính AO1.

Tam giác ARO1 vuông tại R nên nội tiếp đường tròn đường kính AO1.

Do đó tứ giác AQO1R nội tiếp đường tròn đường kính AO1.

Suy ra RAQ^+RO1Q^=180° (tổng hai góc đối nhau của tứ giác nội tiếp bằng 180°).

Nên RAQ^=180°-RO1Q^.

RO1Q^+QO1O^=180° (hai góc kề bù) suy ra QO1O^=180°-RO1Q^.

Do đó QO1O^=RAQ^=180°-RO1Q^ (1)

Mặt khác, O2NP^=ANQ^ (đối đỉnh) nên 90°-O2NP^=90°-ANQ^.

Hay NO2P^=QAN^.  (2)

Do AM là phân giác của BAC^ nên BAM^=MAC^ hay RAQ^=QAN^. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra QO1O^=NO2P^ hay O2O1O^=O1O2O^.

Do đó, tam giác OO1O2 cân tại O.

Câu 7

Trên đường tròn (O) bán kính R, lấy các điểm A, B, C, D sao cho sđAB=60°, sđBC=90°, sđCD=120° (Hình 7).

Trên đường tròn (O) bán kính R, lấy các điểm A, B, C, D sao cho sđ AB =60 độ, sđ BC =90 độ (ảnh 1)

a) Xác định tâm và tính theo R bán kính đường tròn ngoại tiếp của các tam giác OAB, OBC, OAD, ODC.

b) Gọi I là giao điểm của AC và BD. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp của các tam giác IAB, IBC, IAD, IDC.

Lời giải

Trên đường tròn (O) bán kính R, lấy các điểm A, B, C, D sao cho sđ AB =60 độ, sđ BC =90 độ (ảnh 2)

a) Gọi G là trọng tâm của tam giác OAB.

Do A, B thuộc đường tròn (O) nên OA = OB = R.

Lại có sđAB=60° nên AOB^=60° (góc ở tâm chắn cung AB của đường tròn (O)).

Do đó, tam giác OAB là tam giác đều với cạnh AB = OA = OB = R nên có tâm đường tròn ngoại tiếp là G và bán kính đường tròn ngoại tiếp là R33.

Do sđBC=90° nên BOC^=90° (góc ở tâm chắn cung BC của đường tròn (O)).

Do đó tam giác OBC vuông tại O, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = OB2 + OC2

Suy ra BC=OB2+OC2=R2+R2=R2 nên tâm, bán kính đường tròn ngoại tiếp của ∆OBC lần lượt là trung điểm E của BC và R22.

Tương tự tâm, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác OAD lần lượt là trung điểm F của AD và R22.

Gọi H là trung điểm của DC và giao điểm của tia OH và cung nhỏ CD là K.

Do sđCD=120° nên DOC^=120° (góc nội tiếp chắn cung DC của đường tròn (O)).

Trong tam giác ODC cân tại O có OH là trung tuyến nên đồng thời là phân giác của DOC^.

Suy ra DOH^=COH^=12DOC^=12·120°=60°.

Lại có OD = OK = OC nên ∆DOK, ∆COK là tam giác đều.

Suy ra KD = KO = KC = R.

Vậy tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ODC lần lượt là K và R.

b) Xét ∆OHC vuông tại H có HC=OC·sin COH^=R·sin 60°=R32.

Suy ra DC=2HC=2·R32=R3.

Xét đường tròn (O) có CAB^=12sđCB=12·90°=45° (góc nội tiếp chắn cung BC).

Ta có sđAB+sđBC+sđCD+sđDA=360°

Suy ra sđDA=360°-sđAB-sđBC-sđCD=360°-60°-90°-120°=90°

Khi đó, DBA^=12sđDA=12·90°=45° (góc nội tiếp chắn cung DA).

Do đó CAB^=DBA^=45°.

Xét ∆ABI có: IAB^+IBA^+AIB^=180°.

Suy ra AIB^=180°-IAB^-IBA^=180°-45°-45°=90°.

Hay AC vuông góc với BD.

Do đó ∆IAB vuông tại I, ∆IAD vuông tại I, ∆IBC vuông tại I, ∆IDC vuông tại I.

Mặt khác, AB = R, BC=AD=R2 (chứng minh ở câu a) và DC=R3 do đó bán kính đường tròn ngoại tiếp của các tam giác IAB, IBC, IAD, IDC lần lượt là: R2, R22, R22,R32.

Câu 8

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6, AC = 8, bán kính đường tròn nội tiếp là r, bán kính đường tròn ngoại tiếp là R. Tính rR

Lời giải

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6, AC = 8, bán kính đường tròn nội tiếp là r, bán kính đường tròn ngoại tiếp (ảnh 1)

Tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100.

Suy ra BC=100=10

Do đó bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là R=BC2=102=5.

Lại có r=AB+AC-BC2 (theo kết quả của Ví dụ 4, trang 83, SBT Toán 9, Tập một)

Suy ra r=AB+AC-BC2=6+8-102=42=2.

Do đó rR=25.

Câu 9

Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R.

a) Chứng minh rằng O cũng là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

b) Vẽ tam giác IJK ngoại tiếp đường tròn (O; R) với JK // BC, IJ // AC, IK // AB. Chứng minh tam giác IJK đều.

c) Gọi R’ là bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác IJK và r là bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tính rR'

Lời giải

Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R.  a) Chứng minh rằng O cũng là tâm đường tròn nội tiếp (ảnh 1)

a) Vì O là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC nên O là trọng tâm của tam giác.

Mà trọng tâm của tam giác đều cũng là tâm đường tròn nội tiếp tam giác đều đó.

Do đó O cũng là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

b) Do JK // BC và IK // AB nên tứ giác ABCK là hình bình hành.

Mặt khác, ABC^=60° (do tam giác ABC đều)

Suy ra AKC^=ABC^=60° hay IKJ^=60°.

Tương tự, ta chứng minh được KJI^=60°.

Do đó, tam giác IJK là tam giác đều.

c) Vì ∆IJK đều nên bán kính của đường tròn ngoại tiếp ∆IJK là R'=JK33.

Ta có CAK^=CKA^=60° nên ∆ACK đều nên AK = AC.

Tương tự, ta chứng minh được AJ = AB.

Lại có AB = AC (do ∆ABC đều) nên AK = AJ hay A là trung điểm của JK.

Do đó R'=JK33=2AK33=2AC33.

Vì tam giác ABC đều nên bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác ABC là: r=AC36.

Suy ra AC=6r3=2r3.

Do đó R'=2·2r3·33=4r.

Vậy rR'=14.

Câu 10

Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B. Đường thẳng AO cắt (O) và (O’) lần lượt tại hai điểm C, E (khác điểm A). Đường thẳng AO’  cắt (O) và (O’) lần lượt tại hai điểm D, F (khác điểm A). Chứng minh:

a) C, B, F thẳng hàng;

b) Bốn điểm C, D, E, F cùng nằm trên một đường tròn;

c) A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BDE.

Lời giải

Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B. Đường thẳng AO cắt (O) và (O’) lần lượt (ảnh 1)

a) Xét đường tròn (O) có AC là đường kính nên ABC^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).

Xét đường tròn (O’) có AF là đường kính nên ABF^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O’)).

Do đó ABC^+ABF^=90°+90°=180° hay CBF^=180°.

Suy ra C, B, F thẳng hàng.

b) Xét đường tròn (O) có AC là đường kính nên ADC^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).

Xét đường tròn (O’) có AF là đường kính nên AEF^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O’)).

Do đó FDC^=CEF^=90° nên hai điểm D, E nằm trên đường tròn đường kính CF.

Vậy bốn điểm C, D, E, F cùng nằm trên một đường tròn đường kính CF.

c) Ta có DCA^=DBA^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung DA của đường tròn (O)).

Tương tự ABE^=AFE^ DCE^=DFE^. 

Suy ra ABE^=DBA^ do đó BA là phân giác của góc DBE.

Tương tự, DA là phân giác của góc BDE.

Suy ra A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BDE.

Câu 11

Cho tam giác ABC vuông cân tại C và nội tiếp đường tròn (O; R). E là điểm tùy ý trên cung nhỏ AC của đường tròn đó. Gọi F là giao điểm của EB và CO, I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ECF. Chứng minh rằng khi E di chuyển trên cung nhỏ AC thì I luôn di chuyển trên một đoạn thẳng cố định.

Lời giải

Cho tam giác ABC vuông cân tại C và nội tiếp đường tròn (O; R). E là điểm tùy ý trên cung nhỏ AC của đường (ảnh 1)

Vì ∆ABC vuông cân tại C nên CAB^=45°.

Ta có CEB^=CAB^=45° (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CB của đường tròn (O)).

Mặt khác, I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ECF, do đó CIF^, CEF^ lần lượt là góc ở tâm và góc nội tiếp chắn cung CF của đường tròn (I), suy ra CIF^=2·CEF^=2·45°=90°.

Mà IC = IF suy ra tam giác ICF vuông cân tại I, do đó ICF^=45° (1)

Vì ∆ABC vuông cân tại C nên ACB^=90° do đó AB là đường kính của đường tròn (O; R), khi đó CO là đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác của tam giác.

Suy ra  ACO^=12ACB^=12·90°=45°. (2)

Từ (1) và (2) suy ra điểm I nằm trên AC.

Vậy khi E di chuyển trên cung nhỏ AC thì I di chuyển trên đoạn thẳng AC cố định.

4.6

45 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%