Giải SBT Toán 9 Cánh diều Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) có đáp án
26 người thi tuần này 4.6 206 lượt thi 10 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh a được cho bởi công thức S = 6a2.
a) Tính các giá trị của S rồi hoàn thiện bảng sau:
a (cm)
2
2,7
1,22
0,001
S = 6a2 (cm2)
?
?
?
?
b) Tính cạnh a của hình lập phương (theo đơn vị centimét và làm tròn kết quả đến hàng phần trăm), biết diện tích toàn phần của hình lập phương đó bằng 42 cm2.
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh a được cho bởi công thức S = 6a2.
a) Tính các giá trị của S rồi hoàn thiện bảng sau:
a (cm) |
2 |
2,7 |
1,22 |
0,001 |
S = 6a2 (cm2) |
? |
? |
? |
? |
b) Tính cạnh a của hình lập phương (theo đơn vị centimét và làm tròn kết quả đến hàng phần trăm), biết diện tích toàn phần của hình lập phương đó bằng 42 cm2.
Lời giải
a) Với a = 2 cm ta có: S = 6.22 = 24 (cm2).
Với a = 2,7 cm ta có: S = 6.(2,7)2 = 43,74 (cm2).
Với a = 1,22 cm ta có: S = 6.(1,22)2 = 8,9304 (cm2).
Với a = 0, 001 cm ta có: S = 6.(0,001)2 = 0,000006 (cm2).
Vậy ta có bảng sau:
a (cm) |
2 |
2,7 |
1,22 |
0,001 |
S = 6a2 (cm2) |
24 |
43,74 |
8,9304 |
0,000006 |
b) Ta có: 6a2 = 42.
Suy ra a2 = 7, nên a ≈ 2,65 cm.
Lời giải
Ta có: –2,88 = –a.(1,2)2 hay 1,44a = 2,88. Do đó a = 2.
Câu 3
Galileo Galilei là người phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian. Liên hệ giữa quãng đường chuyển động s (mét) và thời gian chuyển động x (giây) được cho bởi hàm số s = 4,9x2. Người ta thả một vật nặng từ độ cao 56 m trên tháp nghiêng Pi–sa xuống đất (sức cản của không khí không đáng kể).
a) Hỏi sau thời gian 2,5 giây vật nặng còn cách mặt đất bao nhiêu mét?
b) Khi vật nặng còn cách mặt đất 17,584 m thì nó đã rơi thời gian bao nhiêu giây?
Galileo Galilei là người phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian. Liên hệ giữa quãng đường chuyển động s (mét) và thời gian chuyển động x (giây) được cho bởi hàm số s = 4,9x2. Người ta thả một vật nặng từ độ cao 56 m trên tháp nghiêng Pi–sa xuống đất (sức cản của không khí không đáng kể).
a) Hỏi sau thời gian 2,5 giây vật nặng còn cách mặt đất bao nhiêu mét?
b) Khi vật nặng còn cách mặt đất 17,584 m thì nó đã rơi thời gian bao nhiêu giây?
Lời giải
a) Ta có công thức s = 4,9x2
Thay x = 2,5 giây vào công thức trên ta có: S = 4,9.2,52 = 30,625 (m).
Vậy sau thời gian 2,5 giây vật nặng còn cách mặt đất số mét là:
56 ‒ 30,625 = 25,375 (m).
b) Quãng đường vật nặng đi được khi vật nặng còn cách mặt đất 17,584 m là:
56 – 17,584 = 38,416 (m).
Thời gian vật nặng đi được quãng đường 38,416 m là \(\sqrt {\frac{{38,416}}{{4,9}}} = 2,8\) (giây).
Câu 4
Một viên bi lăn trên mặt phẳng nghiêng. Đoạn đường đi được liên hệ với thời gian bởi hàm số y = at2 (t tính bằng giây, y tính bằng mét). Người ta đo được quãng đường viên bi lăn được ở thời điểm 3 giây là 2,25 m. Hỏi khi viên bi lăn được quãng đường 6,25 m thì nó đã lăn trong bao lâu?
Một viên bi lăn trên mặt phẳng nghiêng. Đoạn đường đi được liên hệ với thời gian bởi hàm số y = at2 (t tính bằng giây, y tính bằng mét). Người ta đo được quãng đường viên bi lăn được ở thời điểm 3 giây là 2,25 m. Hỏi khi viên bi lăn được quãng đường 6,25 m thì nó đã lăn trong bao lâu?
Lời giải
Với t = 3, y = 2,25 ta có: 2,25 = a.32 nên a = 0,25.
Với a = 0,25 ta có: y = 0,25t2. (1)
Thay y = 6,25 vào (1) ta được: 6,25 = 0,25t2. (2)
Từ (2) và t > 0, ta có t = 5.
Vậy khi viên bi lăn được 6,25 m thì nó đã lăn trong 5 giây.
Câu 5
a) Điểm A(–0,2; 1) thuộc đồ thị hàm số nào trong các hàm số sau: y = 10x2; y = –10x2; y = 25x2; y = –25x2; \(y = \frac{1}{{25}}{x^2};\) \(y = \frac{{ - 1}}{{25}}{x^2}?\)
b) Trong các điểm \(B\left( { - 2;4\sqrt 3 } \right),\) \(C\left( { - 2; - 4\sqrt 3 } \right),\) \(D\left( { - 0,2; - 0,4\sqrt 3 } \right),\) \(E\left( {0,4\sqrt 3 ;0,2} \right),\) điểm nào thuộc đồ thị hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}?\)
a) Điểm A(–0,2; 1) thuộc đồ thị hàm số nào trong các hàm số sau: y = 10x2; y = –10x2; y = 25x2; y = –25x2; \(y = \frac{1}{{25}}{x^2};\) \(y = \frac{{ - 1}}{{25}}{x^2}?\)
b) Trong các điểm \(B\left( { - 2;4\sqrt 3 } \right),\) \(C\left( { - 2; - 4\sqrt 3 } \right),\) \(D\left( { - 0,2; - 0,4\sqrt 3 } \right),\) \(E\left( {0,4\sqrt 3 ;0,2} \right),\) điểm nào thuộc đồ thị hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}?\)
Lời giải
a) Từ A(‒0,2; 1) ta có: xA = ‒0,2; yA = 1.
Thay xA = ‒0,2 lần lượt vào từng hàm số ta có:
10.(‒0,2)2 = 0,4 ≠ yA.
‒10.(‒0,2)2 = ‒0,4 ≠ yA.
25.(‒0,2)2 = 1 = yA.
‒25.(‒0,2)2 = ‒1 ≠ yA.
\(\frac{1}{{25}} \cdot {\left( { - 0,2} \right)^2} = 0,0016 \ne {y_A}.\)
\(\frac{{ - 1}}{{25}} \cdot {\left( { - 0,2} \right)^2} = - 0,0016 \ne {y_A}.\)
Vậy A thuộc đồ thị hàm số y = 25x2.
b) • \(B\left( { - 2;4\sqrt 3 } \right).\) Thay x = ‒2, vào hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}\) ta được:
\[ - \sqrt 3 \cdot {\left( { - 2} \right)^2} = - 4\sqrt 3 \ne {y_B}.\]
• \(C\left( { - 2; - 4\sqrt 3 } \right).\) Thay x = ‒2, vào hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}\) ta được:
\[ - \sqrt 3 \cdot {\left( { - 2} \right)^2} = - 4\sqrt 3 = {y_C}.\]
• \(D\left( { - 0,2; - 0,4\sqrt 3 } \right).\) Thay x = ‒0,2, vào hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}\) ta được:
\[ - \sqrt 3 \cdot {\left( { - 0,2} \right)^2} = - 0,04\sqrt 3 \ne {y_D}.\]
• \(E\left( {0,4\sqrt 3 ;0,2} \right).\) Thay \[x = 0,4\sqrt 3 \] vào hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}\) ta được:
\[ - \sqrt 3 \cdot {\left( {0,4\sqrt 3 } \right)^2} = - 0,48\sqrt 3 \ne {y_E}.\]
Vậy điểm C thuộc đồ thị hàm số \(y = - \sqrt 3 {x^2}.\)
Câu 6
Cho A là giao điểm của hai đường thẳng y = x – 1 và y = –2x + 8. Chứng minh rằng điểm A thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{2}{9}{x^2}.\)
Cho A là giao điểm của hai đường thẳng y = x – 1 và y = –2x + 8. Chứng minh rằng điểm A thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{2}{9}{x^2}.\)
Lời giải
Gọi A(x0; y0) là giao điểm của hai đường thẳng y = x – 1 và y = –2x + 8.
Do đó ta có:
⦁ y0 = x0 – 1;
⦁ y0 = –2x0 + 8.
Suy ra: x0 – 1 = –2x0 + 8.
3x0 = 9
x0 = 3.
Thay x0 = 3 vào hàm số \(y = \frac{2}{9}{x^2},\) ta được: \({y_0} = \frac{2}{9} \cdot {3^2} = 2.\)
Suy ra A(3; 2).
Mặt khác, thay x0 = 3 và y0 = 2 vào hàm số \(y = \frac{2}{9}{x^2},\) ta có \(2 = \frac{2}{9} \cdot {3^2}\) (luôn đúng), nên điểm A thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{2}{9}{x^2}.\)
Câu 7
Cho hàm số y = kx2 (k ≠ 0) có đồ thị là một parabol với đỉnh O như Hình 3.
a) Tìm giá trị của k.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ bằng 2.
c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ bằng 2.
d*) Tìm các điểm (không phải điểm O) thuộc parabol sao cho khoảng cách từ điểm đó đến trục hoành gấp ba lần khoảng cách từ điểm đó đến trục tung.
Cho hàm số y = kx2 (k ≠ 0) có đồ thị là một parabol với đỉnh O như Hình 3.
a) Tìm giá trị của k.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ bằng 2.
c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ bằng 2.
d*) Tìm các điểm (không phải điểm O) thuộc parabol sao cho khoảng cách từ điểm đó đến trục hoành gấp ba lần khoảng cách từ điểm đó đến trục tung.

Lời giải
a) Do đồ thị hàm số đi qua A(3; 3) nên 3 = k.32, suy ra \(k = \frac{1}{3}.\)
Vậy hàm số có dạng \[y = \frac{1}{3}{x^2}.\]
b) Do tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ bằng 2 nên x = 2.
Thay x = 2 vào hàm số \[y = \frac{1}{3}{x^2}\] ta được: \(\frac{1}{3} \cdot {2^2} = \frac{4}{3}.\)
Vậy tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ bằng 2 là y = 2.
c) Do điểm có tung độ bằng 2 nên y = 2.
Thay y = 2 vào hàm số \[y = \frac{1}{3}{x^2}\] ta được:
\(\frac{1}{3} \cdot {x^2} = 2,\) suy ra x2 = 6, nên \(x = \sqrt 6 \) hoặc \(x = - \sqrt 6 .\)
Vậy các điểm thuộc parabol có tung độ bằng 2 là \(\left( {\sqrt 6 ;2} \right)\) và \(\left( { - \sqrt 6 ;2} \right).\)
d*) Gọi M(a; b) là điểm thuộc parabol thỏa mãn khoảng cách từ điểm đó đến trục hoành gấp ba lần khoảng cách từ điểm đó đến trục tung.
Từ đó, ta có: \(\frac{1}{3}{a^2} = b\,\,\left( * \right)\) và |b|=3.|a|.
Do |b| = 3.|a| nên b = 3a hoặc b = –3a.
– Nếu b = 3a, kết hợp với (*) ta có: \(\frac{1}{3} \cdot {a^2} = 3a\) hay a2 = 9a.
Suy ra a(a – 9) = 0. Tức là a = 0 hoặc a = 9.
⦁ Với a = 0 thì b = 0, khi đó M(0; 0) (loại vì đây là điểm O).
⦁ Với a = 9 thì b = 27, khi đó M(9; 27).
– Nếu b = –3a, kết hợp với (*) ta có: \(\frac{1}{3} \cdot {a^2} = - 3a\) hay a2 = –9a.
Suy ra a(a + 9) = 0. Tức là a = 0 hoặc a = –9.
⦁ Với a = 0 thì b = 0, khi đó M(0; 0) (loại vì đây là điểm O).
⦁ Với a = –9 thì b = 27, khi đó M(–9; 27).
Vậy các điểm phải tìm là M(9; 27) và M’(–9; 27).
Câu 8
Nước từ một vòi nước (đặt trên mặt nước) được phun lên cao sẽ đạt đến một độ cao nào đó rồi rơi xuống (Hình 4). Giả sử nước được phun ra bắt đầu từ vị trí A trên mặt nước và rơi trở lại mặt nước ở vị trí B, đường đi của nước có dạng một phần của parabol \(y = - \frac{1}{4}{x^2}\) trong hệ trục toạ độ Oxy, với gốc tọa độ O là vị trí cao nhất mà nước được phun ra đạt được so với mặt nước, trục Ox song song với AB, x và y được tính theo đơn vị mét. Tính chiều cao h từ điểm O đến mặt nước, biết khoảng cách giữa điểm A và điểm B là 6 m.
Nước từ một vòi nước (đặt trên mặt nước) được phun lên cao sẽ đạt đến một độ cao nào đó rồi rơi xuống (Hình 4). Giả sử nước được phun ra bắt đầu từ vị trí A trên mặt nước và rơi trở lại mặt nước ở vị trí B, đường đi của nước có dạng một phần của parabol \(y = - \frac{1}{4}{x^2}\) trong hệ trục toạ độ Oxy, với gốc tọa độ O là vị trí cao nhất mà nước được phun ra đạt được so với mặt nước, trục Ox song song với AB, x và y được tính theo đơn vị mét. Tính chiều cao h từ điểm O đến mặt nước, biết khoảng cách giữa điểm A và điểm B là 6 m.

Lời giải

Gọi I là trung điểm của đoạn AB. Khi đó OI = h và \(AI = IB = \frac{{AB}}{2} = \frac{6}{2} = 3\,\,\left( {\rm{m}} \right).\)
Từ đó, trong hệ trục Oxy, hoành độ của B bằng 3, tung độ của B bằng –h.
Do đó: \( - h = - \frac{1}{4} \cdot {3^2}\) hay \( - h = \frac{{ - 9}}{4},\) suy ra \(h = \frac{9}{4} = 2,25\,\,\left( {\rm{m}} \right).\)
Câu 9
Một chiếc cổng hình parabol khi đưa vào hệ trục toạ độ Oxy có dạng một phần của parabol \(y = - \frac{1}{8}{x^2},\) với gốc tọa độ O là vị trí cao nhất của cổng so với mặt đất, x và y được tính theo đơn vị mét, chiều cao OK của cổng là 4,5 m như mô tả ở Hình 5 (K là trung điểm của đoạn AB). Tìm khoảng cách giữa hai chân cổng A và B ở trên mặt đất.
Một chiếc cổng hình parabol khi đưa vào hệ trục toạ độ Oxy có dạng một phần của parabol \(y = - \frac{1}{8}{x^2},\) với gốc tọa độ O là vị trí cao nhất của cổng so với mặt đất, x và y được tính theo đơn vị mét, chiều cao OK của cổng là 4,5 m như mô tả ở Hình 5 (K là trung điểm của đoạn AB). Tìm khoảng cách giữa hai chân cổng A và B ở trên mặt đất.

Lời giải
Từ Hình 5, ta có K(0; –4,5).
Gọi hoành độ của điểm B là b (b > 0).
Do tung độ của điểm B bằng tung độ của K nên B(b; –4,5).
Mặt khác, B thuộc parabol \(y = - \frac{1}{8}{x^2}\) nên ta có:
\( - 4,5 = - \frac{1}{8}{b^2}\) hay b2 = 36, nên b = 6 (do b > 0).
Từ đó KB = 6 m và AB = 2.KB = 2.6 = 12 m.
Vậy khoảng cách giữa hai chân cổng A và B ở trên mặt đất bằng 12 mét.
Câu 10
a) Vẽ đồ thị các hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) và \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy.
b) Qua đồ thị của các hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì giá trị lớn nhất của hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) là bao nhiêu?
a) Vẽ đồ thị các hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) và \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy.
b) Qua đồ thị của các hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì giá trị lớn nhất của hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) là bao nhiêu?
Lời giải
a) – Vẽ đồ thị hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\)
• Ta có bảng giá trị của y tương ứng với giá trị của t như sau:
x |
‒2 |
‒1 |
0 |
1 |
2 |
\(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) |
‒6 |
‒1,5 |
0 |
‒1,5 |
‒6 |
• Vẽ các điểm A(‒2; ‒6); B (‒1; ‒1,5); O(0; 0); C(1; ‒1,5); D(2; ‒6) thuộc đồ thị hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
• Vẽ đường parabol đi qua 5 điểm A, B, O, C, D, ta nhận được đồ thị của hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) (hình vẽ).
– Vẽ đồ thị hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\)
• Ta có bảng giá trị của y tương ứng với giá trị của t như sau:
x |
‒2 |
‒1 |
0 |
1 |
2 |
\(y = \frac{3}{2}{x^2}\) |
6 |
1,5 |
0 |
1,5 |
6 |
• Vẽ các điểm M(‒2; 6); N(‒1; 1,5); O(0; 0); P(1; 1,5); Q(2; 6) thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
• Vẽ đường parabol đi qua 5 điểm M, N, O, P, Q, ta nhận được đồ thị của hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) (hình vẽ).

b) Từ đồ thị hàm số ở câu a, ta thấy khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị lớn nhất bằng tại x = 0,5 và hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị nhỏ nhất tại x = 0,5.
Thay x = 0,5 vào hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2},\) ta được: \(y = - \frac{3}{2} \cdot 0,{5^2} = - 0,375.\)
Thay x = 0,5 vào hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2},\) ta được: \(y = \frac{3}{2} \cdot 0,{5^2} = 0,375.\)
Vậy khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị lớn nhất bằng ‒0,375 tại x = 0,5 và hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị nhỏ nhất bằng 0,375 tại x = 0,5.
41 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%