Giải SBT Toán 9 Bài 1. Hình trụ có đáp án

47 người thi tuần này 4.6 213 lượt thi 12 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Quan sát hình trụ ở Hình 3 và nêu tên gọi thích hợp cho các vị trí được đánh số.

Quan sát hình trụ ở Hình 3 và nêu tên gọi thích hợp cho các vị trí được đánh số. (ảnh 1)

Lời giải

(1) là bán kính đáy;

(2) là chiều cao;

(3) là mặt đáy;

(4) là mặt xung quanh;

(5) là mặt đáy.

Câu 2

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Diện tích xung quanh của hình trụ bằng tích của diện tích đáy với chiều cao.

B. Diện tích toàn phần của hình trụ bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy.

C. Diện tích xung quanh của hình trụ bằng tích của chu vi đáy với chiều cao.

D. Thể tích của hình trụ bằng một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Diện tích xung quanh của hình trụ bằng tích của chu vi đáy với chiều cao.

Diện tích toàn phần của hình trụ bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình trụ.

Thể tích của hình trụ bằng tích của diện tích đáy với chiều cao.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 3

Để gò một chiếc thùng có dạng hình trụ bằng tôn không nắp, bán kính đáy là 20 cm và chiều cao là 60 cm thì cần dùng tối thiểu bao nhiêu mét vuông tôn? (Coi lượng tôn dùng để viền mép thùng không đáng kể và làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

Lời giải

Đổi: 20 cm = 0,2 m; 60 cm = 0,6 m.

Ta có diện tích xung quanh của thùng là: 2.π.0,2.0,6 = 0,24π (m2).

Diện tích mặt đáy của thùng là: π.0,22 = 0,04π (m2).

Tổng diện tích xung quanh và diện tích một đáy của thùng hình trụ đó là:

0,24π + 0,04π = 0,28π ≈ 0,28.3,14 ≈ 0,88 (m2).

Vậy cần dùng tối thiểu 0,88 m2 tôn để gò chiếc thùng đó.

Câu 4

Tính diện tích toàn phần của mỗi hình trụ cho ở các hình 4a, 4b, 4c sau:

Tính diện tích toàn phần của mỗi hình trụ cho ở các hình 4a, 4b, 4c sau: (ảnh 1)

Lời giải

Hình 4a):

Bán kính đáy của hình trụ là: 8 : 2 = 4 (cm).

Diện tích toàn phần của hình trụ là:

S = 2πr(r + h) = 2π.4.(4 + 10) = 112π ≈ 112.3,14 = 351,68 (cm2).

Hình 4b):

Bán kính đáy của hình trụ là: 1 : 2 = 0,5 (cm).

Diện tích toàn phần của hình trụ là:

S = 2πr(r + h) = 2π.0,5.(0,5 + 11) = 11,5π 11,5.3,14 = 36,11 (cm2).

Hình 4c):

Bán kính đáy của hình trụ là: 7 : 2 = 3,5 (cm).

Diện tích toàn phần của hình trụ là:

S = 2πr(r + h) = 2π.3,5.(3,5 + 3) = 45,5π ≈ 45,5.3,14 = 142,87 (cm2).

Vậy diện tích toàn phần ở các hình 4a, 4b, 4c lần lượt là: 351,68 cm2; 36,11 cm2; 142,87 cm2.

Câu 5

Trống lu là bộ phận có dạng hình trụ của xe lu lăn đường. Trống lu có vai trò quan trọng trong việc nén phẳng mặt đường. Biết chiều dài của trống lu là 2,15 m và bán kính đáy là 0,8 m (Hình 5).

Trống lu là bộ phận có dạng hình trụ của xe lu lăn đường. Trống lu có vai trò quan trọng trong việc nén phẳng mặt đường. Biết chiều dài của trống lu là 2,15 m và bán kính đáy là 0,8 m (Hình 5). (ảnh 1)

Tính diện tích phần mặt đường được nén phẳng khi xe lu được điều khiển chạy thẳng trên đường và trống lu lăn tròn 120 vòng (theo đơn vị mét vuông và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Lời giải

Chiều dài của trống lu là 2,15 m nên đường cao của hình trụ là h = 2,15 m.

Diện tích toàn phần của trống lu là:

2πrh = 2π.0,8.2,15 = 3,44π (m2).

Diện tích phần đường được nén phẳng là:

3,44π.120 = 412,8π ≈ 412,8.3,14 = 1 296,192 ≈ 1 296 (m2).

Câu 6

Một chiếc đèn khung tre đan trang trí phòng khách có dạng hai hình trụ với cùng chiều cao được lồng vào nhau (Hình 6a). Mặt xung quanh của hình trụ bên trong được dán bằng vải màu mỡ gà, mặt xung quanh của hình trụ bên ngoài được dán bằng vải màu tím. Các kích thước của hai hình trụ đó được mô tả như ở Hình 6b.

Một chiếc đèn khung tre đan trang trí phòng khách có dạng hai hình trụ với cùng chiều cao được lồng vào nhau (Hình 6a). Mặt xung quanh của hình trụ bên trong được dán bằng vải màu mỡ gà (ảnh 1)

a) Tính tỉ số phần trăm diện tích vải màu mỡ gà và diện tích vải màu tím cần sử dụng.

b) Hỏi tổng số tiền mua vải màu tím và vải màu mỡ gà để làm chiếc đèn đó bằng bao nhiêu nghìn đồng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? Biết 1 m2 vải màu tím và 1 m2 vải màu mỡ gà có giá lần lượt là 95 nghìn đồng và 115 nghìn đồng.

Lời giải

a) Bán kính đáy của hình trụ bên ngoài là: 50 : 2 = 25 (cm).

Diện tích vải màu tím cần dùng là: 2π.25.40 = 2 000π (cm2).

Bán kính đáy của hình trụ bên trong là: \(\frac{{50 - 10 - 10}}{2} = 15\) (cm).

Diện tích vải màu mỡ gà cần dùng là: 2π.15.40 = 1 200π (cm2).

Tỉ số phần trăm diện tích vải màu mỡ gà và diện tích vải màu tím cần dùng là \(\frac{{1\,\,200\pi \cdot 100}}{{2\,\,000\pi }}\% = 60\% .\)

b) Đổi 2 000π cm2 = 0,2π m2; 1 200π cm2 = 0,12π m2.

Số tiền mua vải màu tím là:

0,2π . 95 = 19π (nghìn đồng).

Số tiền mua vải màu mỡ gà là:

0,12π . 115 = 13,8π (nghìn đồng).\(\)

Tổng số tiền mua vải màu tím và vải màu mỡ gà để làm được chiếc đèn đó là:

19π + 13,8π = 32,8π ≈ 32,8.3,14 = 102,992 ≈ 103 (nghìn đồng).

Câu 7

Một hình trụ (T) có thể tích 81π cm3 và có đường sinh gấp ba lần bán kính đường tròn đáy. Tính độ dài đường sinh của (T).

Lời giải

Gọi độ dài bán kính đáy của (T) là r (r > 0, đơn vị: cm) thì độ dài đường sinh của (T) là 3r (cm) và thể tích của (T) là πr2.3r = 3πr3 (cm3).

Theo đề bài, thể tích của (T) là 81π cm3 nên: 3πr3 = 81π.

Suy ra r3 = 27.

Do đó r = 3 cm.

Vậy độ dài đường sinh của (T) là 3.3 = 9 cm.

Câu 8

Bác An cần đúc một ống cống thoát nước bằng bê tông có dạng hình trụ rỗng với đường kính đường tròn đáy ngoài là 0,8 m, chiều dài ống là 1,5 m và bề dày là 0,1 m (Hình 7).

Bác An cần đúc một ống cống thoát nước bằng bê tông có dạng hình trụ rỗng với đường kính đường tròn đáy ngoài là 0,8 m, chiều dài ống là 1,5 m và bề dày là 0,1 m (Hình 7). (ảnh 1)

Hỏi số tiền bác An cần dùng để làm được một ống cống như thế là bao nhiêu đồng (làm tròn kết quả đến hàng nghìn)? Biết giá loại bê tông bác An sử dụng là 1 000 000 đồng một mét khối.

Lời giải

Bán kính đáy của hình trụ bên ngoài là: 0,8 : 2 = 0,4 (m).

Hình trụ (bên ngoài) với bán kính đáy 0,4 m, chiều cao 1,5 m có thể tích là:

πr2h = π . (0,4)2 . 1,5 = 0,24π (m3).

Do bề dày của ống cống là 0,1 m nên đường kính đường tròn đáy của hình trụ (bên trong) là:

0,8 – 0,1 – 0,1 = 0,6 (m).

Bán kính đáy của hình trụ bên trong là: 0,6 : 2 = 0,3 (m).

Hình trụ (bên trong) với bán kính đáy 0,3 m, chiều cao 1,5 m có thể tích là:

πr2h = π . (0,3)2 . 1,5 = 0,135π (m3).

Lượng bê tông cần dùng để đúc ống cống đó là:

0,24π – 0,135π = 0,105π (m3).

Số tiền bác An cần dùng để làm được một ống cống như yêu cầu là:

0,105π . 1 000 000 = 105 000π ≈ 105 000.3,14 = 329 700 ≈ 330 000 (đồng).

Câu 9

Để đo thể tích một tượng đồng, người ta đã thả chìm tượng đồng vào thùng nước hình trụ có bán kính đường tròn đáy là 6 dm. Hỏi thể tích tượng đồng là bao nhiêu decimét khối (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? Biết khi thả chìm tượng đồng vào thùng nước thì lượng nước trong thùng dâng cao 5 dm và nước vẫn không bị trào ra khỏi miệng thùng.

Lời giải

Thể tích tượng đồng tương ứng với thể tích của hình trụ có bán kính đáy là 6 dm, chiều cao là 5 dm, và bằng:

π.62.5 = 180π ≈ 180.3,14 = 565,2 (dm3).

Câu 10

Bác An có một bình hình trụ to với chiều cao h (cm). Bác đặt một bình cây thuỷ sinh cũng có dạng hình trụ với chiều cao h (cm) vào bên trong bình hình trụ to đó. Bình cây thuỷ sinh có bán kính đáy bằng một nửa bán kính đáy bình hình trụ to. Bác An dùng phần không gian giữa hai bình hình trụ đó để nuôi cá cảnh (Hình 8). Tính tỉ số thể tích phần không gian nuôi cá cảnh và thể tích bình hình trụ to (coi bề dày đáy của các bình hình trụ không đáng kể).

Bác An có một bình hình trụ to với chiều cao h (cm). Bác đặt một bình cây thuỷ sinh cũng có dạng hình trụ với chiều cao h (cm) vào bên trong bình hình trụ to đó. (ảnh 1)

Lời giải

Gọi bán kính đáy bình hình trụ to là r (cm) (r > 0).

Bán kính đáy bình cây thuỷ sinh là \[\frac{r}{2}\] (cm).

Thể tích của bình hình trụ to là πr2h (cm3).

Thể tích của bình cây thuỷ sinh là \(\pi \cdot {\left( {\frac{r}{2}} \right)^2} \cdot h = \frac{{\pi {r^2}h}}{4}\,\,\) (cm3).

Thể tích phần không gian giữa hai hình trụ để nuôi cá cảnh là:

\(\pi {r^2}h - \frac{{\pi {r^2}h}}{4} = \frac{{3\pi {r^2}h}}{4}\,\,\)(cm3).

Vậy tỉ số thể tích giữa phần không gian nuôi cá cảnh và thể tích bình hình trụ to là \(\frac{{\frac{{3\pi {r^2}h}}{4}\,\,}}{{\pi {r^2}h}}\frac{3}{4}.\)

Câu 11

Các kích thước của hai hình trụ (T) và (T’) (hình trụ (T) ở bên ngoài và hình trụ (T’) ở bên trong) được cho ở Hình 9.

Các kích thước của hai hình trụ (T) và (T’) (hình trụ (T) ở bên ngoài và hình trụ (T’) ở bên trong) được cho ở Hình 9. (ảnh 1)

a) Viết biểu thức tính thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) theo a, b và h.

b) Tính chiều cao h, biết a = 16 cm, \[b = \frac{3}{4}a\] và thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) là 224π cm3.

Lời giải

a) Thể tích của hình trụ (T) là: πa2h (cm3).

Thể tích của hình trụ (T’) là: πb2h (cm3).

Thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) theo a, b và h là:

πa2h – πb2h = πh(a2 – b2) (cm3).

b) Ta có a = 16 (cm),  (cm).

Khi đó, thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T') là:

πh.(162 – 122) = 112πh (cm3).

Theo bài, thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) là 224π cm3 nên ta có:

112πh = 224π, suy ra h = 2 (cm).

Vậy h = 2 cm.

Câu 12

Tìm các hình ảnh hình trụ trong thực tế.

Lời giải

Một số hình ảnh hình trụ trong thực tế:
Tìm các hình ảnh hình trụ trong thực tế. (ảnh 1)
4.6

43 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%