Giải SGK Toán 9 CD Thực hanh phần mềm Geogebra có đáp án

24 người thi tuần này 4.6 148 lượt thi 3 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Vẽ tứ giác A’B’C’D’ có được qua phép quay ngược chiều 70° tâm O tứ giác ABCD.

Lời giải

Ta có thể vẽ tứ giác A’B’C’D’ có được qua phép quay ngược chiều 70° tâm O tứ giác ABCD như sau:

– Dùng để vẽ tứ giác ABCD. 

– Dùng   để đổi tên điểm (nếu cần) để vẽ điểm O.

– Dùng (nháy chuột vào tứ giác ABCD, điểm O, nhập vào 70° và lựa chọn ngược chiều kim đồng hồ) để vẽ tứ giác A’B’C’D’.

Ở hình dưới đây, tứ giác A’B’C’D’ có được phép quay ngược chiều 70° tâm O tứ giác ABCD.

Câu 2

Tạo lập hình nón

Lời giải

Ta có thể tạo lập hình nón như sau:

* Thực hiện trong Vùng làm việc

– Dùng để vẽ đường tròn tâm A là gốc tọa độ và bán kính là 2.

– Dùng để vẽ điểm B thuộc đường tròn vừa vẽ.

– Chọn Hiển thị Hiển thị dạng 3D.

* Thực hiện trong cửa sổ Hiển thị dạng 3D

Vẽ tam giác ABC vuông tại A:

– Dùng để nối A với B.

– Dùng   để vẽ đường thẳng d đi qua A và song song với trục màu xanh cô ban (cobalt).

– Dùng để vẽ điểm C thuộc đường thẳng d.

– Ẩn các đối tượng không cần thiết. Dùng để vẽ các cạnh BC và CA của tam giác ABC vuông tại A.

Cho tam giác ABC quay quanh cạnh AC:

– Nháy chuột phải lần lượt vào các cạnh AB, BC và chọn Mở dấu vết khi di chuyển.

– Nháy chuột phải vào điểm B và chọn Mở dấu vết khi di chuyển.

– Cho điểm B di chuyển trên đường tròn (A; 2), ta thấy tam giác ABC quay xung quanh cạnh AD tạo ra hình nón (hình vẽ).

Câu 3

Tạo lập hình cầu

Lời giải

Ta có thể tạo lập hình cầu như sau:

* Thực hiện trong Vùng làm việc

– Dùng để vẽ đường tròn tâm A là gốc tọa độ và bán kính là 2.

– Dùng để vẽ điểm B thuộc đường tròn vừa vẽ.

– Dùng để vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

– Dùng để vẽ giao điểm C (khác B) của đường thẳng d với đường tròn (A; 2).

– Chọn Hiển thị Hiển thị dạng 3D.

* Thực hiện trong cửa sổ Hiển thị dạng 3D

Vẽ nửa đường tròn (A; AD) với AD = 2.

– Dùng để vẽ đoạn thẳng AD = 2, nhấn chuột trái vào điểm D vào kéo điểm D đến một vị trí dễ nhìn.

– Dùng để vẽ hình quạt đi qua ba điểm C, D và B.

– Ẩn các đối tượng không cần thiết. Dùng để vẽ các cạnh BC.

Cho nửa đường tròn (A; AD) quay quanh cạnh CB:

– Nháy chuột phải vào nửa đường tròn (A: AD) và chọn Mở dấu vết khi di chuyển.

– Cho điểm D di chuyển, ta thấy nửa đường tròn (A: AD) quay xung quanh cạnh CB tạo ra hình cầu (hình vẽ).

4.6

30 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%