Giải SBT Toán 9 Cánh Diều Bài 1. Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn
22 người thi tuần này 4.6 209 lượt thi 10 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Đường tròn (O; 25 cm) có đường kính là 2.25 = 50 cm.
Vì trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính nên độ dài dây lớn nhất của đường tròn (O; 25 cm) là 50 cm.
Câu 2
Cho hai đường tròn (O; 4 cm), (O’; 1 cm). Xét vị trí tương đối của hai đường tròn trong mỗi trường hợp sau:
a) OO’ = 4,5 cm;
b) OO’ = 6 cm;
c) OO’ = 2 cm.
Cho hai đường tròn (O; 4 cm), (O’; 1 cm). Xét vị trí tương đối của hai đường tròn trong mỗi trường hợp sau:
a) OO’ = 4,5 cm;
b) OO’ = 6 cm;
c) OO’ = 2 cm.Lời giải
Ta thấy bán kính của hai đường tròn (O), (O’) lần lượt là R = 4 cm, r = 1 cm.
Khi đó, R ‒ r = 4 ‒ 1 = 3 (cm) và R + r = 4 + 1 = 5 (cm).
a) Ta có: 3 < 4,5 < 5 nên R ‒ r < OO’ < R + r.
Vậy hai đường tròn (O; 4 cm) và (O’; 1 cm) cắt nhau.
b) Do 5 < 6 nên R + r < OO’
Vậy hai đường tròn (O; 4 cm) và (O’; 1 cm) ở ngoài nhau.
c) Do 3 > 2 nên R ‒ r > OO’
Vậy đường tròn (O; 4 cm) đựng đường tròn (O’; 1 cm).
Câu 3
Cho hai đường tròn (O; 3,5 cm) và (O’; 4,5 cm). Tìm độ dài OO’ sao cho hai đường tròn đó tiếp xúc ngoài.
Cho hai đường tròn (O; 3,5 cm) và (O’; 4,5 cm). Tìm độ dài OO’ sao cho hai đường tròn đó tiếp xúc ngoài.
Lời giải
Ta thấy bán kính của hai đường tròn (O), (O’) lần lượt là R = 3,5 cm và r = 4,5 cm.
Hai đường tròn (O; 3,5 cm) và (O’; 4,5 cm) tiếp xúc ngoài khi
OO’ = R + r = 3,5 + 4,5 = 8 (cm).
Câu 4
Cho hai đường tròn (O; 17 cm) và (O’; 10 cm) cắt nhau tại A và B. Biết rằng OO’ = 21 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Cho hai đường tròn (O; 17 cm) và (O’; 10 cm) cắt nhau tại A và B. Biết rằng OO’ = 21 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Lời giải
Gọi H là giao điểm của OO’ với AB (hình vẽ).
Ta có OA = OB (bán kính đường tròn tâm O) và O’A = O’B (bán kính đường tròn tâm O’)
Suy ra OO’ là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Do đó OO’ ⊥ AB tại trung điểm H của AB.
Đặt OH = x (cm) thì O’H = OO’ – OH = 21 ‒ x (cm).
Xét ∆OAH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:
OA2 = AH2 + OH2, suy ra AH2 = OA2 ‒ OH2.
Xét ∆O’AH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:
O’A2 = AH2 + O’H2, suy ra AH2 = O’A2 ‒ O’H2.
Do đó OA2 ‒ OH2 = O’A2 ‒ O’H2
Suy ra: 172 ‒ x2 = 102 ‒ (21 ‒ x)2
289 – x2 = 100 – 441 + 42x – x2
42x = 630
x = 15 (cm).
Do đó AH2 = OA2 ‒ OH2 = 172 – x2 = 172 – 152 = 64.
Suy ra
Mà H là trung điểm của AB nên AB = 2AH = 2.8 = 16 cm.
Vậy AB = 16 cm.
Câu 5
Cho hai đường tròn (O) và (O’) có bán kính bằng nhau, cắt nhau tại A và B. Chứng minh tứ giác OAO’B là hình thoi; từ đó, suy ra AB cắt OO’ tại trung điểm của mỗi đường.
Cho hai đường tròn (O) và (O’) có bán kính bằng nhau, cắt nhau tại A và B. Chứng minh tứ giác OAO’B là hình thoi; từ đó, suy ra AB cắt OO’ tại trung điểm của mỗi đường.
Lời giải
Tứ giác OAO’B có OA = OB = O’A = O’B (cùng bằng bán kính của (O) và (O’))
Suy ra tứ giác OAO’B là hình thoi.
Do đó hai đường chéo AB và OO’ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Câu 6
Hình 7 mô tả công trình xây dựng cây cầu bắc qua một hồ nước với mặt hồ có dạng hình tròn tâm O bán kính 2 km. Cây cầu có hai đầu cầu là hai điểm A, B nằm trên đường tròn tâm O. Tính chiều dài của cây cầu để khoảng cách từ tâm O của hồ nước đến cây cầu là OH = 1 732 m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

Hình 7 mô tả công trình xây dựng cây cầu bắc qua một hồ nước với mặt hồ có dạng hình tròn tâm O bán kính 2 km. Cây cầu có hai đầu cầu là hai điểm A, B nằm trên đường tròn tâm O. Tính chiều dài của cây cầu để khoảng cách từ tâm O của hồ nước đến cây cầu là OH = 1 732 m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).
Lời giải
Do hai điểm A, B nằm trên đường tròn tâm O bán kính 2 km nên ta có: OA = OB = 2 km = 2 000 m.
Xét ∆OAB có OA = OB (do A, B cùng nằm trên đường tròn tâm O) nên ∆OAB cân tại O. Do đó đường cao OH của ∆OAB đồng thời là đường trung tuyến nên H là trung điểm của AB, hay
Xét ∆OAH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có: OA2 = OH2 + AH2
Suy ra AH2 = OA2 – OH2 = 2 0002 – 1 7322 = 1 000 176.
Do đó
Vậy
Câu 7
Hai hòn đảo được xem như hai hình tròn có khoảng cách từ tâm hòn đảo này đến tâm hòn đảo kia là khoảng 950 m. Biết rằng hòn đảo lớn có bán kính khoảng 500 m, còn đảo nhỏ có bán kính khoảng 300 m. Người ta cần xây dựng một cây cầu bắc từ đảo này sang đảo kia. Hãy chọn vị trí để xây cầu sao cho chiều dài cây cầu là ngắn nhất, khi đó tính chiều dài cây cầu.
Hai hòn đảo được xem như hai hình tròn có khoảng cách từ tâm hòn đảo này đến tâm hòn đảo kia là khoảng 950 m. Biết rằng hòn đảo lớn có bán kính khoảng 500 m, còn đảo nhỏ có bán kính khoảng 300 m. Người ta cần xây dựng một cây cầu bắc từ đảo này sang đảo kia. Hãy chọn vị trí để xây cầu sao cho chiều dài cây cầu là ngắn nhất, khi đó tính chiều dài cây cầu.
Lời giải
Gọi hòn đảo lớn là đường tròn (O; 500 m) và hòn đảo nhỏ là đường tròn (O’; 300 m). Lấy A thuộc đường tròn (O) và B thuộc đường tròn tâm (O’) là hai vị trí đầu cầu (hình vẽ).
Khi đó, AB là chiều dài cây cầu và OO’ = 950 m, OA = 500 m, O’B = 300 m.
Xét ba điểm O’, A, B, ta có: AB ≥ O’A ‒ O’B.
Xét ba điểm O, O’, A, ta có: O’A ≥ OO’ ‒ OA.
Do đó AB ≥ OO’ ‒ OA ‒ O’B hay AB ≥ 150 m.
Dấu “=“ xảy ra khi bốn điểm O, A, B, O’ thẳng hàng theo thứ tự đó.
Vậy ta nên đặt cầu trên đoạn nối tâm của hai đảo thì cây cầu có chiều dài ngắn nhất là 150 m.
Câu 8
Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn tâm O’ đường kính OA.
a) Xét vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’).
b) Dây AD của đường tròn (O) cắt đường tròn (O’) tại C. Chứng minh AC = CD.
Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn tâm O’ đường kính OA.
a) Xét vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’).
b) Dây AD của đường tròn (O) cắt đường tròn (O’) tại C. Chứng minh AC = CD.
Lời giải
a) Do OO’ = OA ‒ O’A nên hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong tại A.
b) Xét tam giác ACO, ta có: O’A = O’C = OO’ (bán kính đường tròn tâm O’) hay
Suy ra tam giác ACO vuông tại C hay OC ⊥ AD.
Xét tam giác OAD có OA = OD (bán kính đường tròn tâm O) nên ∆OAD cân tại O.
Suy ra đường cao OC của tam giác cũng đồng thời là đường trung tuyến, hay C là trung điểm của AD. Do đó AC = CD.
Câu 9
Cho đường tròn (O; 3 cm) và (O’; 2 cm) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng đi qua A cắt (O) và (O’) lần lượt tại B và C (B và C khác A).
a) Chứng minh OB // O’C.
b) Cho AB = 5 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AC.
Cho đường tròn (O; 3 cm) và (O’; 2 cm) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng đi qua A cắt (O) và (O’) lần lượt tại B và C (B và C khác A).
a) Chứng minh OB // O’C.
b) Cho AB = 5 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AC.
Lời giải
a) Vì A, B ∈ (O; 3 cm) nên OA = OB = 3 cm.
Do đó ∆OAB cân tại O, suy ra (1)
Vì A, C ∈ (O’; 2 cm) nên O’A = O’C = 2 cm.
Do đó ∆O’AC cân tại O’, suy ra (2)
Mà (đối đỉnh) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra hay
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên OB // O’C.
b) Vì OB // O’C nên theo định lí Thalès ta có hay
Do đó
Câu 10
Trong mỗi hình 8a, 8b, 8c, các bánh xe tròn có răng cưa được khớp với nhau. Hình nào có hệ thống bánh răng chuyển động được? Hình nào có hệ thống bánh răng không chuyển động được?
Lời giải
Hệ thống bánh răng ở các hình 8a, 8b chuyển động được. Hệ thống bánh răng ở Hình 8c không chuyển động được.
Xét hệ thống bánh răng ở Hình 8c.
Khi bánh răng 1 chuyển động theo chiều kim đồng hồ → bánh răng 2 chuyển động ngược chiều kim đồng hồ → bánh răng 3 chuyển động theo chiều kim đồng hồ → bánh răng 4 chuyển động ngược chiều kim đồng hồ → bánh răng 5 chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, khi bánh răng 1 chuyển động theo chiều kim đồng hồ → bánh răng 5 chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Do vậy hệ thống bánh răng ở Hình 8c không chuyển động được.
42 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%