Câu hỏi:

25/08/2024 1,992

a) Vẽ đồ thị các hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\)\(y = \frac{3}{2}{x^2}\) trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy.

b) Qua đồ thị của các hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì giá trị lớn nhất của hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) là bao nhiêu?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\)

Ta có bảng giá trị của y tương ứng với giá trị của t như sau:

x

‒2

‒1

0

1

2

\(y = - \frac{3}{2}{x^2}\)

‒6

‒1,5

0

‒1,5

‒6

Vẽ các điểm A(‒2; ‒6); B (‒1; ‒1,5); O(0; 0); C(1; ‒1,5); D(2; ‒6) thuộc đồ thị hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

Vẽ đường parabol đi qua 5 điểm A, B, O, C, D, ta nhận được đồ thị của hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) (hình vẽ).

Vẽ đồ thị hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\)

Ta có bảng giá trị của y tương ứng với giá trị của t như sau:

x

‒2

‒1

0

1

2

\(y = \frac{3}{2}{x^2}\)

6

1,5

0

1,5

6

Vẽ các điểm M(‒2; 6); N(‒1; 1,5); O(0; 0); P(1; 1,5); Q(2; 6) thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

Vẽ đường parabol đi qua 5 điểm M, N, O, P, Q, ta nhận được đồ thị của hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) (hình vẽ).

a) Vẽ đồ thị các hàm số y = -3/2x^2 và y = 3/2x^2 trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy. b) Qua đồ thị của các hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ 0,5 đến 2 (ảnh 1)

b) Từ đồ thị hàm số ở câu a, ta thấy khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị lớn nhất bằng tại x = 0,5 và hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị nhỏ nhất tại x = 0,5.

Thay x = 0,5 vào hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2},\) ta được: \(y = - \frac{3}{2} \cdot 0,{5^2} = - 0,375.\)

Thay x = 0,5 vào hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2},\) ta được: \(y = \frac{3}{2} \cdot 0,{5^2} = 0,375.\)

Vậy khi x tăng từ 0,5 đến 2 thì hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị lớn nhất bằng 0,375 tại x = 0,5 và hàm số \(y = \frac{3}{2}{x^2}\) có giá trị nhỏ nhất bằng 0,375 tại x = 0,5.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Từ Hình 5, ta có K(0; –4,5).

Gọi hoành độ của điểm B là b (b > 0).

Do tung độ của điểm B bằng tung độ của K nên B(b; –4,5).

Mặt khác, B thuộc parabol \(y = - \frac{1}{8}{x^2}\) nên ta có:

\( - 4,5 = - \frac{1}{8}{b^2}\) hay b2 = 36, nên b = 6 (do b > 0).

Từ đó KB = 6 m và AB = 2.KB = 2.6 = 12 m.

Vậy khoảng cách giữa hai chân cổng A và B ở trên mặt đất bằng 12 mét.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP