Câu hỏi:
23/05/2025 201Giả sử có một đồng xu cân bằng (fair coin) và một đồng xu thiên lệch (biased coin) mà mặt ngửa (heads) xuất hiện với xác suất \(\frac{3}{4}\). Một người chơi ngẫu nhiên chọn một trong hai đồng xu và tung nó ba lần. Gọi A là biến cố: “Người chơi chọn đồng xu cân bằng”, B là biến cố: “Ba lần tung đồng xu đều xuất hiện mặt ngửa”.
a) \[P\left( A \right) = \frac{1}{2}\].
Quảng cáo
Trả lời:
a) Đúng. Vì người chơi chọn ngẫu nhiên một trong hai đồng xu (một cân bằng và một thiên lệch), nên xác suất chọn được đồng xu cân bằng là \[P\left( A \right) = \frac{1}{2}\].
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) \[P\left( {B\mid A} \right) = \frac{3}{8}\].
Lời giải của GV VietJack
b) Sai. Vì biến cố \(A\) đã xảy ra, tức là chọn được đồng xu cân bằng nên xác suất để mỗi lần xuất hiện mặt ngửa là \(\frac{1}{2}\), từ đó suy ra xác suất biến cố \(B\) với điều kiện biến cố \(A\) đã xảy ra là\[P\left( {B\mid A} \right) = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} = \frac{1}{8}\].
Câu 3:
c) Xác suất để người đó chọn được đồng xu cân bằng biết rằng kết quả ba lần tung đều xuất hiện mặt ngửa là \[0,25\] (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
Lời giải của GV VietJack
c) Sai. Ta có \[P\left( B \right) = P\left( A \right) \cdot P\left( {B\mid A} \right) + P\left( {\overline A } \right) \cdot P\left( {B\mid \overline A } \right) = \frac{1}{2} \cdot \frac{1}{8} + \frac{1}{2} \cdot {\left( {\frac{3}{4}} \right)^3} = \frac{{35}}{{128}}\].
Khi đó, \[P\left( {A\mid B} \right) = \frac{{P\left( A \right) \cdot P\left( {B\mid A} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{\frac{1}{2} \cdot \frac{1}{8}}}{{\frac{{35}}{{128}}}} = \frac{8}{{35}} \approx 0,23\].
Câu 4:
d) Biết rằng đồng xu được chọn tung ba lần đều xuất hiện mặt ngửa, xác suất người chơi đó tung lần thứ tư tiếp tục xuất hiện mặt ngửa là \[0,69\] (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
Lời giải của GV VietJack
d) Đúng. Vì \[P\left( {A\mid B} \right) = \frac{8}{{35}}\] nên \[P\left( {\overline A \mid B} \right) = 1 - \frac{8}{{35}} = \frac{{27}}{{35}}\].
Gọi \(C\) là biến cố: “tung lần thứ tư tiếp tục xuất hiện mặt ngửa”.
Ta có \[P\left( C \right) = P\left( {C|A} \right) \cdot P\left( {A|B} \right) + P\left( {C|\overline A } \right) \cdot P\left( {\overline A |B} \right) = \frac{1}{2} \cdot \frac{8}{{35}} + \frac{3}{4} \cdot \frac{{27}}{{35}} = \frac{{97}}{{140}} \approx 0,69\].
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 986
Đã bán 1,1k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
a) Một vectơ chỉ phương của đường thẳng \[AB\] là \(\vec u = \left( {0;5;1} \right)\).
Câu 4:
Một người tham gia trò chơi với \[3\]hộp quà đặc biệt: Hộp màu vàng có \[2\] điện thoại iPhone và \[3\] tai nghe, hộp màu bạc có \[4\] điện thoại iPhone và \[1\] tai nghe, hộp màu đồng có \[3\] điện iPhone và \[2\] tai nghe. Luật chơi được thực hiện qua hai bước sau:
Bước 1. Người chơi chọn ngẫu nhiên \[1\] hộp.
Bước 2. Từ hộp đã chọn, người chơi lấy ngẫu nhiên \[1\] món quà:
- Nếu quà là điện thoại iPhone, người chơi được giữ nó và lấy thêm \[1\] quà nữa từ cùng hộp.
- Nếu quà là tai nghe, trò chơi kết thúc.
Biết rằng người chơi lấy được \[2\] điện thoại iPhone, tính xác suất để người đó lấy từ hộp màu bạc (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Câu 5:
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Một công ty đang triển khai chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Số tiền đầu tư quảng cáo là A (triệu đồng). Theo kết quả nghiên cứu thị trường, số lượng sản phẩm bán ra (đơn vị: sản phẩm) phụ thuộc vào chi phí quảng cáo theo hàm số \[q\left( A \right) = 1000 + \frac{{1013}}{5}\ln \left( {1 + A} \right)\].
Biết rằng, chi phí sản xuất mỗi sản phẩm là 10 triệu đồng và giá bán mỗi sản phẩm là 20 triệu đồng. Giá trị lợi nhuận tối đa mà công ty có thể đạt được là bao nhiêu tỉ đồng (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Câu 6:
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án.
Tìm nguyên hàm của hàm số \[f\left( x \right) = \frac{1}{{5x - 12}}\].30 Đề thi thử thpt quốc gia môn Toán có lời giải chi tiết mới nhất (Đề số 1)
(2025 mới) Đề thi ôn tập THPT môn Toán có đáp án (Đề số 1)
CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Toán có đáp án năm 2025 (Đề 1)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Toán có đáp án năm 2025 (Đề 2)
(2025 mới) Đề thi ôn tập THPT môn Toán có đáp án (Đề số 2)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Toán có đáp án năm 2025 (Đề 19)
(2025 mới) Đề thi ôn tập THPT môn Toán có đáp án (Đề số 5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận