Câu hỏi:
13/07/2024 1,874a) So sánh hai số thập phân sau: –0,617 và –0,614.
b) Nêu quy tắc so sánh hai số thập phân hữu hạn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Vì –0,617 và –0,614 là hai số thập phân âm nên ta đi so sánh hai số đối của chúng là 0,617 và 0,614.
Ta thấy phần nguyên của hai số cần so sánh đều là 0 nên ta chuyển sang so sánh phần thập phân của chúng.
Ta thấy ở hàng phần mười và hàng phần trăm của hai số này giống nhau nên ta so sánh đến hàng phần nghìn.
Vì 7 > 4 nên 0,617 > 0,614 do đó –0,617 < –0, 614.
b) Quy tắc so sánh hai số thập phân hữu hạn.
- Nếu hai số thập phân hữu hạn a, b đem so sánh là hai số thập phân dương thì ta đi so sánh phần nguyên của chúng. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh đến phần thập phân, bắt đầu từ hàng phần mười, nếu hàng phần mười bằng nhau thì ta so sánh đến hàng phần trăm…đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số thập phân hữu hạn a, b đem so sánh có một số là số thập phân âm, một số là số thập phân dương thì số thập phân dương luôn lớn hơn số thập phân âm.
- Nếu hai số thập phân hữu hạn a, b đem so sánh là hai số thập phân âm thì ta so sánh hai số đối của chúng với nhau. Số nào có số đối lớn hơn thì nhỏ hơn.
Chú ý: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn 0, số thập phân dương luôn lớn hơn 0.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Câu 2:
So sánh:
a) –1,(81) và –1,812;
b) và 2,142;
c) –48,075… và –48,275…;
d) và
Câu 6:
a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:
–2,63…; 3,(3); –2,75…; 4,62.
b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:
1,371…; 2,065; 2,056…; –0,078…;1,(37).
về câu hỏi!