28 câu trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo có đáp án

30 người thi tuần này 4.6 30 lượt thi 28 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

9537 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)

39 K lượt thi 13 câu hỏi
869 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)

19 K lượt thi 12 câu hỏi
781 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

5.7 K lượt thi 9 câu hỏi
649 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

35.2 K lượt thi 13 câu hỏi
527 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)

3.8 K lượt thi 11 câu hỏi
456 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)

29.9 K lượt thi 13 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Leng keng Đà Lạt

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Vó ngựa khua giòn phía trước 

Sau lưng lắc lư tiếng cười 

Lục lạc leng keng dốc vắng 

Quả thông già nào vừa rơi…

 

Con đường chầm chậm trôi trôi 

Thấp thoáng hàng cây, phố xá 

Bé thả hồn ra bốn phía

Không say xe mà say sương

 

Bác xà ích lỏng dây cương

Để mặc “ngựa quen đường cũ”

Nghe trong chập chờn sương giăng 

Những tiếng hí rung bờm gió

Nhìn sâu vào đôi mắt ngựa 

Thấy như có nắng ở trong 

Long lanh một câu hỏi khế

“Một mai, bạn trở lại không?”

 

Leng keng xe ngựa một vòng 

Hết muốn rời xa Đà Lạt...

Cao Xuân Sơn

Câu 1:

 Những âm thanh trong câu thơ thứ hai của khổ thơ đầu gợi tả điều gì? 

Xem đáp án

Câu 3:

 Trong khổ thơ thứ tư, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Giải nghĩa từ "lục lạc". 

Xem đáp án

Câu 5:

Giải nghĩa từ "xà ích". 

Xem đáp án

Câu 7:

 Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”?

Xem đáp án

Câu 8:

Giải nghĩa từ "rộn ràng". 

Xem đáp án

Câu 9:

 Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?

Xem đáp án

Câu 10:

 Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

Xem đáp án

Câu 12:

 Một câu có hai thành phần chính:

Xem đáp án

Câu 13:

 Câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật là gì?

Xem đáp án

Câu 14:

 Điền vào chỗ trống: "Câu có thể có......... chủ ngữ":

Xem đáp án

Câu 15:

 Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật người viết cần làm gì?

Xem đáp án

Câu 16:

 Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

Xem đáp án

Câu 18:

 Phần kết bài Miêu tả cây cối có nội dung gì?

Xem đáp án

Câu 19:

 Hãy chọn yêu cầu không đúng đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Xem đáp án

Câu 20:

 Phần thân bài Miêu tả cây cối có nội dung gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN BÁN HÀNG

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này: “Ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.

Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”. Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kì đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...

Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”. Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”. Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”. Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói. Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”. Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”. Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”. Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”. Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”. Thật là thần kì vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.

Truyenngan.com.vn

Câu 21:

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi nào?

Xem đáp án

Câu 22:

Lần đầu tiên, người bán ớt đã đưa ra tiêu chí nào để người mua chọn ớt?

Xem đáp án

Câu 23:

Lần đầu ba, người bán ớt đã đưa ra tiêu chí nào để người mua chọn ớt?

Xem đáp án

Câu 24:

Vì sao nhân vật “tôi” lại nói với chị bán ớt rằng “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia.”?

Xem đáp án

Câu 25:

Cách bán ớt của người phụ nữ khiến nhân vật “tôi” có cảm xúc gì?

Xem đáp án

Câu 26:

Trong câu chuyện, chị bán ớt là người thế nào?

Xem đáp án

Câu 27:

Chủ ngữ trong câu “Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.” là gì?

Xem đáp án

4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%