46 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5: Cộng đồng Asean từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án
8828 lượt thi 46 câu hỏi 45 phút
Text 1:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản trị lưu vực sông Mê Công đang là những thách thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Các thách thức này có tính khu vực, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với đối tác bên ngoài.”
Tư liệu 2: “Để hiện thực hóa AEC, nhiều hiệp định, thoả thuận, sáng kiến đã được đàm phán, ký kết và thực hiện, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),... nhằm tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối ASEAN.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22, 25.)
Text 2:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bên cạnh đó, những thách thức từ bên ngoài cũng tác động đến Cộng đồng ASEAN như: cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,... Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 30.)
Text 3:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Về triển vọng, ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả ba trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới. Về đối ngoại, ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 30.)
Text 4:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội (2020) đã nhất trí thông qua việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới việc gắn kết chặt chẽ các nội dung hợp tác trên cả ba trụ cột (Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội), đồng thời bổ sung những nội dung mới như: hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh...”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.)
Text 5:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong giai đoạn 2009 - 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2. Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, ký Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều trang 24.)
Text 6:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hợp tác quốc phòng ASEAN từng bước được đa dạng hóa qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+). Hợp tác bảo đảm an ninh biển được thúc đẩy theo khuôn khổ Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF)... Các cơ chế hợp tác này đang góp phần củng cố hòa bình trong khu vực. Tại Hội nghị mở rộng Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 (2023), lần đầu tiên ASEAN đề ra kế hoạch tổ chức tập trận chung.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều trang 25.)
Text 7:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong nội khối, những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương... Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,... giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.)
Text 8:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nỗ lực tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới để các quốc gia trong khu vực sống hòa bình với nhau và với thế giới trong một môi trường bình đẳng, dân chủ, hòa hợp.
Nội dung chính của APSC bao gồm: hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị chuẩn mực chung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30.)
Text 9:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AFC) hướng đến tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội.
Nội dung chính của AFC bao gồm: tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều; đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30).
Text 10:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) hướng đến xây dựng một cộng đồng lấy con người làm trung tâm, xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc. ASC chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hóa, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng.
Nội dung chính của ASCC bao gồm: chú trọng phát triển con người; xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực; đảm bảo môi trường bền vững; tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực; tạo dựng bản sắc ASEAN.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30).
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
1766 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%