94 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 15: Khải quát cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh có đáp án
412 lượt thi 94 câu hỏi 45 phút
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1:
Nhiệm vụ cấp bách nhất đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
Nhiệm vụ cấp bách nhất đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
Câu 6:
Con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc tìm thấy vào tháng 7-1920 là
Con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc tìm thấy vào tháng 7-1920 là
Câu 12:
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi mới là
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi mới là
Câu 18:
Tổ chức nào do sau đây do Nguyễn Ái Quốc thành lập, được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tổ chức nào do sau đây do Nguyễn Ái Quốc thành lập, được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 24:
Một trong những điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu là gì?
Một trong những điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu là gì?
Câu 25:
Một trong những điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh là
Một trong những điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh là
Đoạn văn 1
“Năm 1901, được tin Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, người dân làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã dựng một ngôi nhà 5 gian để đón ông cùng gia đình. Dưới mái nhà tranh này, cậu học trò Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) được lắng nghe nhiều buổi đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự của cha mình với các nhà nho và sĩ phu yêu nước trong vùng. Những năm tháng thiếu thời ở làng Sen và quê hương xứ Nghệ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 83).
Đoạn văn 2
“Văn Miếu Vinh được xây dựng năm 1803 tại Yên Dũng, tổng Yên Trường (nay là phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Đây là nơi thờ Khổng Tử, đồng thời là nơi vinh danh các nhà khoa bảng của tỉnh. Từ khi có Văn Miếu Vinh, phong trào hiếu học ở Nghệ An ngày càng phát triển, trường thi Nghệ An trở thành một trong 7 trường thi Hương trên cả nước.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 85).
Đoạn văn 3
“Bản yêu sách” đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam,... Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một “quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa xuân”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 86).
Đoạn văn 4
“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 88).
Đoạn văn 5
“Từ những năm 20 của thế kỷ này, một con người đã trở thành hiện thân của quá trình gặp gỡ lịch sử giữa một dân tộc, một thời đại, làm nên một sự nghiệp cách mạng lớn lao. Con người ấy là Hồ Chí Minh. Dân tộc ấy là dân tộc Việt Nam. Thời đại ấy là thời đại quá độ trên toàn thế giới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp ấy là sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 91).
Đoạn văn 6
“Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
- Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”.
- Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn nặng cốt cách phong kiến”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 93).
Câu 50:
a. Tư liệu khẳng định nhận thức hoàn chỉnh của Nguyễn Tất Thành về con đường giải phóng dân tộc.
a. Tư liệu khẳng định nhận thức hoàn chỉnh của Nguyễn Tất Thành về con đường giải phóng dân tộc.
Câu 51:
b. Phan Châu Trinh là nhà yêu nước chủ trương giải phóng dân tộc thông qua con đường cải cách.
b. Phan Châu Trinh là nhà yêu nước chủ trương giải phóng dân tộc thông qua con đường cải cách.
Câu 52:
c. Phan Bội Châu là nhà yêu nước chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo lực cách mạng.
c. Phan Bội Châu là nhà yêu nước chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo lực cách mạng.
Câu 53:
d. Hoàng Hoa Thám là nhà yêu nước muốn đánh Pháp để khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập.
d. Hoàng Hoa Thám là nhà yêu nước muốn đánh Pháp để khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập.
Đoạn văn 7
“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 94).
Câu 54:
a. Tư liệu khẳng định nguyên nhân quan trọng nhất Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
a. Tư liệu khẳng định nguyên nhân quan trọng nhất Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 55:
b. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là những khẩu hiệu mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam.
b. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là những khẩu hiệu mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam.
Đoạn văn 8
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 95).
Đoạn văn 9
- Từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
- Từ tháng 12/1946 đến tháng 7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951).”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 95).
Đoạn văn 10
Tư liệu 1: “Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột để làm giàu cho một số cá mập! Người ta đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ cũng không hề biết. Người ta đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người ta kìm họ trong ngu dốt...".
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, trang 46)
Tư liệu 2: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, trang 287)
Đoạn văn 11
Tư liệu 1: “Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả Nam Châu. Người thì thuần hóa mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạ... được khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh hiền... thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước, là then khóa của các triều đại”.
(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb. KHXH, 1992, trang 63)
Tư liệu 2: “Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột để làm giàu cho một số cá mập! Người ta đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ cũng không hề biết. Người ta đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người ta kìm họ trong ngu dốt...".
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, trang 46)
Đoạn văn 12
“Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuở nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19 - 5 - 1890, quê cha ở làng Sen, quê mẹ ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An). Trước lúc 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sinh sống tại quê nhà. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo cha mẹ vào sinh sống ở Huế. Sau khi mẹ qua đời (1901), Nguyễn Sinh Cung theo cha về quê, lấy tên mới là Nguyễn Tất Thành, được theo học những thầy giáo giỏi ở địa phương. Năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế làm quan, Nguyễn Tất Thành theo cha vào học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và Trường Quốc học Huế. Năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha đến Bình Định và tiếp tục hoàn thành bậc Tiểu học tại Trường Pháp - Việt Quy Nhơn. Sớm có tinh thần yêu nước, năm 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế ở Huế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 91).
Đoạn văn 13
“- Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lênin.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 92).
Đoạn văn 14
“- Từ năm 1921 đến tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ.
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,...
Từ tháng 11 - 1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),...
- Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,..
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 92).
Đoạn văn 15
“- Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.
- Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế. Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
- Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, và được cử làm Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 93).
Đoạn văn 16
Tháng 1 - 1946, Hồ Chí Minh được Quốc hội khóa I bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951), Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Tháng 10/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam.
- Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 93).
82 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%